• V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác

    V.I.Lênin - Người bảo vệ xuất sắc triết học Mác

    (Nghiên cứu - Trao đổi) - V.I.Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, nhà triết học lỗi lạc, người lãnh đạo phong trào vô sản thế giới, người bảo vệ xuất sắc, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga Xô viết. Bài viết phân tích công lao của V.I.Lênin trong việc bảo vệ triết học Mác thể hiện ở sự đấu tranh chống lại phái dân túy,chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại.

Nghiên cứu - Trao đổi

Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam

Hát đúm của người Thổ ở Việt Nam

01:00 PM, 25/08/2018 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Hát đúm là sinh hoạt văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống cộng đồng của các cư dân làm nông nghiệp. Ở người Thổ hát đúm tuy có những hình thức khác nhau (như hát em ôi, hát trống chiêng, hát ghẹo,...) nhưng vẫn chung bản chất là một hình thức giao duyên nam nữ. Bài viết giới thiệu hát đúm của người Thổ ở Việt Nam.

Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ

Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ

09:00 AM, 25/08/2018 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi diễn ra các hoạt động sinh sống và sản xuất của người dân trồng lúa nước, đồng thời cũng là không gian sinh hoạt, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hóa. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ được hình thành và phát triển trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc với nhiều đặc trưng, trong đó nổi bật là tính cộng đồng, tính tự trị, tính dung hợp trong tư duy. Văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ có vai trò to lớn đối với việc hun đúc nên tâm hồn Việt, các giá trị đạo đức, nhân văn. Tuy nhiên, văn hóa làng vùng đồng bằng Bắc Bộ cũng có những hạn chế, không phù hợp với yêu cầu của việc xây dựng nông thôn mới ở nước ta hiện nay.

Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam

Thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam

02:00 PM, 24/08/2018 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Bài viết đề cập đến quan điểm và hình thức thờ cúng tổ tiên của người Công giáo Việt Nam qua tang ma, giỗ chạp, đám cưới, ngày Tết, ngày lễ các đẳng; sự tương đồng và khác biệt giữa người Công giáo và người không Công giáo trong vấn đề thờ cúng tổ tiên ở Việt Nam; những tương đồng giữa Công giáo Việt Nam với Công giáo Trung Quốc, Philippine, Nhật Bản. Qua đó cho thấy quá trình tiếp biến và hội nhập giữa văn hóa Công giáo với văn hóa bản địa ở Việt Nam.

Lịch sử tiếp biến văn hóa ở Việt Nam

Lịch sử tiếp biến văn hóa ở Việt Nam

08:00 AM, 24/08/2018 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Vận dụng cách tiếp cận liên ngành, đối chiếu, sàng lọc, sắp xếp các thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học (khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, địa chất học, sinh học...), bài viết phác họa lại bốn chặng đường tiếp biến văn hóa từ thời tiền Việt - Mường đến thời cận đại ở Việt Nam. Từ cội nguồn đầu tiên là văn hóa Môn - Khmer chuyên về nương rẫy và săn câu lượm hái, cư dân tiền Việt - Mường đã tiếp biến văn hóa của người Tày cổ để phát triển nền nông nghiệp lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ. Tiếp đó, họ tiếp biến văn hóa của người Hán, người Thái và chuyển biến thành hai tộc người cư trú liền kề, chia nhau chiếm lĩnh phần lớn địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khi người Việt tái lập nhà nước, mở rộng địa bàn vào Nam, văn hóa Việt đã tiếp biến với văn hóa Chăm, Hoa, Khmer. Khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa Việt lại biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng Âu hóa và hội nhập với phương Tây. Và văn hóa Việt Kinh biến đổi thì văn hóa Việt Nam biến đổi, vì người Việt Kinh là tộc người đa số, là chủ thể chính của văn hóa Việt Nam. Bốn chặng đường biến đổi lớn trong lịch sử đã làm cho văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam tách khỏi cội nguồn của nó rất xa. Tuy nhiên, chính nhờ đó mà sức mạnh tinh thần và vật chất của văn hóa Việt Nam đã được đổi mới và được vun bồi những yếu tố cần thiết để cho nó có thể thích ứng với những bối cảnh và thách thức mới.

Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật

Giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật

08:00 AM, 23/08/2018 - Xã hội

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự du nhập ngày một gia tăng các sản phẩm văn hóa, lối sống từ bên ngoài vào khiến cho nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng, quan điểm của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ bị lệch chuẩn. Trước thực tế đó, vấn đề giáo dục thẩm mỹ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết phân tích thực trạng giáo dục thẩm mỹ và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.

Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam hiện nay

Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam hiện nay

09:00 AM, 22/08/2018 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Trong thời gian gần đây có một số cuộc đình công mà nguyên nhân chính là do mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) và người lao động. Những cuộc đình công đó đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Vì vậy, để hạn chế đình công một cách triệt để thì cần điều hòa được quan hệ lợi ích giữa các bên trong các doanh nghiệp này.

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

08:00 AM, 21/08/2018 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Kinh tế tri thức xuất hiện như một thời đại kinh tế mới, với một nguyên lý sáng tạo của cải hoàn toàn khác với các thời đại kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp trước đó. Nó dựa trên sự dẫn dắt của nguồn lực trí tuệ và khả năng kết nối sâu, rộng trên không gian toàn cầu. Điều đó khiến cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình khó đảo ngược, diễn tiến nhanh, sâu, rộng và vận hành trên cơ sở của chính nó - một nền kinh tế tri thức, mang bản chất toàn cầu. Trong bối cảnh của một thời đại như vậy, một nước đang phát triển như Việt Nam, dù có điểm xuất phát thấp, cũng sẽ bị đặt một cách tự nhiên vào “trường” tương tác của nền kinh tế tri thức và buộc phải xem xét lại các khía cạnh khác nhau của tư duy phát triển. Để tiến bước theo yêu cầu của thời đại, việc đổi mới thể chế nhằm tăng cường năng lực hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới là không tránh khỏi.

Chính sác đối với dân tộc thiểu số ở Đàng trong của các chúa Nguyễn

Chính sác đối với dân tộc thiểu số ở Đàng trong của các chúa Nguyễn

09:00 AM, 18/08/2018 - Chính trị

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ (1627 - 1672). Họ Trịnh và họ Nguyễn thỏa thuận “lấy sông Gianh làm giới tuyến. Phía nam sông là Nam Hà, phía bắc sông là Bắc Hà. Từ đấy Nam Bắc nghi binh”(1). Sử cũ gọi đất Bắc Hà là Đàng Ngoài, đất Nam Hà là Đàng Trong trong cùng một quốc gia Đại Việt. Khi đã ổn định, các chúa Nguyễn đã chú ý tới các chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Bài viết tập trung tới các chính sách của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này: đánh dẹp những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh quá trình Nam tiến và củng cố sự vững bền của xứ Đàng Trong; sẵn sàng bảo vệ và tin tưởng sử dụng, trọng dụng những người quy phục cùng nhân tài người dân tộc thiểu số; không có thái độ kỳ thị chủng tộc và để cho các dân tộc thiểu số được sống theo truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của họ.

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

08:40 AM, 17/08/2018 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Bài viết trình bày tổng quan các vấn đề chính sách trong quá trình tăng cường các mối quan hệ hiệu quả với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam nhằm chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng về số lượng sang tăng trưởng chất lượng thông qua chuyển giao công nghệ trong liên kết FDI và xác định chính sách ưu tiên.

< 7 8 9 10 11 >