Văn hóa Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam

Cập nhật 08:00 ngày 18/08/2023
(Văn hóa) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal của Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/02/2023, chiều ngày 14/8/2023, tai trụ sở 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Văn hoá Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam”, với sự tham gia của hơn 50 nhà nghiên cứu, đại diện chủ doanh nghiệp, các cơ quan báo chí đến đưa tin.
Chủ tọa điều hành thảo luận Hội thảo
 
Đối với mỗi một quốc gia, văn hóa là nền tảng tinh thần, thể hiện lối sống, cách sống, phong tục tập quán… của quốc gia đó. Khi nhắc đến văn hóa của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, không thể không nhắc đến thành tố tôn giáo, tín ngưỡng trong đời sống tinh thần của người dân. Quá trình hình thành và phát triển các giáo lý, giáo luật, kinh sách… của tôn giáo đều có ảnh hưởng sâu sắc đến nền văn hóa của quốc gia, dân tộc mà tôn giáo đó hiện hữu. Trong xu thế hội nhập và phát triển kinh tế quốc tế, các mối quan hệ, giao lưu, hợp tác giữa các bên, việc mở rộng các mối quan hệ đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ đối ngoại, nâng cao tình hữu nghị giữa các bên, cần thúc đẩy việc giao lưu văn hóa giữa các nước, nhằm thấu hiểu, thân thiện, cảm mến, để hướng đến những thành quả tốt về giao lưu, hợp tác. Thế giới các nước Islam giáo cũng vậy, là một thế giới đặc thù, nên văn hóa Islam có nhiều đặc trưng trong đời sống xã hội cũng như đời sống tôn giáo. Do đó, muốn xây dựng mối quan hệ bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội với thế giới Islam giáo, cần tìm hiểu về văn hóa Islam, hiểu về những phong tục, tập quán, những điều kiêng kỵ trong cuộc sống của cộng đồng Islam giáo ở trên thế giới và Việt Nam. Điều đó, sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước theo Islam giáo.
 
PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông phát biểu khai mạc
 
Phát biểu khai mạc Hội thảo, PGS.TS. Lê Phước Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông nhấn mạnh, văn hóa Islam có nhiều đặc trưng trong đời sống xã hội cũng như đời sống tôn giáo. Do đó, muốn xây dựng mối quan hệ bền vững trong phát triển kinh tế - xã hội với thế giới Islam, cần tìm hiểu về văn hóa Islam, hiểu về những phong tục, tập quán, những điều kiêng kị trong cuộc sống của cộng đồng Hồi giáo trên thế giới và Việt Nam. Điều này sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác trên mọi lĩnh vực giữa Việt Nam và các nước Islam.
 
Theo PGS.TS. Lê Phước Minh, việc tổ chức Hội thảo khoa học “Văn hóa Islam và Triển vọng Phát triển ngành Halal ở Việt Nam” có ý nghĩa cấp thiết cả về mặt lý luận và thực tiễn, không chỉ góp phần hiểu rõ về văn hóa Islam, cũng như nâng cao nhận thức và biểu biết về ngành Halal cho các nhà hoạch định chính sách, nhà quản lý, nhà nghiên cứu, doanh nghiệp và người dân Việt Nam mà còn mở ra cơ hội để Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị Halal toàn cầu và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thu hút du khách Islam giáo và vốn đầu tư hàng tỷ USD của cộng đồng Islam. Đồng thời, góp phần thắt chặt quan hệ hợp tác của Việt Nam với cộng đồng Islam giáo trên thế giới nhằm thực hiện Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal Việt Nam đến năm 2030” của Chính phủ.
 
Toàn cảnh Hội thảo
 
Hội thảo được tổ chức thành 2 phiên, gồm:
 
Phiên 1: Văn hóa Islam ở Thế giới và Việt Nam: gồm 3 chủ đề:
 
Chủ đề 1: Lược sử về Islam giáo trên thế giới và ở Việt Nam
 
Trong phần này, các bài viết về Islam giáo trên thế giới, trong khu vực và ở Việt Nam tập trung vào các vấn đề như: lịch sử, địa-văn hóa, kinh tế, con người...
 
- Các nước Islam giáo ở Trung Đông, châu Phi
 
- Các nước Islam giáo ở châu Á
 
- Các nước Islam giáo ở khu vực Đông Nam Á
- Islam giáo ở Việt Nam
 
Chủ đề 2: Những nội dung cơ bản của Islam giáo
 
Trong phần này, các bài viết sẽ tập trung giới thiệu về các nội dung chính của Islam giáo như về niềm tin, diễn tả niềm tin, thực hành nghi lễ, và tổ chức cộng đồng qua:
 
- Giáo lý, giáo luật
 
- Kinh Qur’an
 
- Những qui định về Halal (được phép) và Haram (không được phép) trong đời sống cả đạo và đời của cộng đồng Islam giáo.
 
Chủ đề 3: Một số khía cạnh cơ bản của văn hóa Islam
 
Ở phần này, các bài tham luận sẽ tập trung làm rõ các khía cạnh của văn hóa Islam, nhất là những qui định về Halal (được phép) và Haram (không được phép) trong các lĩnh vực văn hóa Islam, cụ thể:
 
- Văn hóa ẩm thực: thực phẩm và đồ uống
 
- Kinh tế Nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi…)
 
- Công thương nghiệp (xuất khẩu, sản xuất, kinh doanh hàng tiêu dùng, giết mổ gia súc, gia cầm…).
- Du lịch
 
- Y tế, sức khỏe (sản phẩm chăm sóc cá nhân, mỹ phẩm,…)
 
- Trang phục
 
- Giáo dục…
 
Phiên 2: Triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam gồm 3 chủ đề:
 
Chủ đề 1: Thực trạng phát triển ngành Halal toàn cầu
 
Trong phần này, các bài viết về tập trung vào các nội dung như:
 
- Thị trường Halal ở các nước Islam giáo
 
- Thị trường Halal ở các nước phi Islam giáo
 
Chủ đề 2: Cơ hội và thách thức phát triển ngành Halal trong bối cảnh mới
 
Trong phần này, các bài viết sẽ tập trung vào các nội dung sau:
 
- Thực trạng phát triển ngành Halal ở Việt Nam ( nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, du lịch…)
 
- Các nhân tố tác động và nhu cầu phát triển ngành Halal ở Việt Nam
 
- Cơ hội phát triển ngành Halal ở Việt Nam
 
- Thách thức phát triển ngành Halal ở Việt Nam
 
Chủ đề 3: Triển vọng và một số giải pháp phát triển ngành Halal ở Việt Nam
 
Ở phần này, các bài tham luận sẽ tập trung dự báo và đưa ra một số kiến nghị phát triển ngành Halal ở Việt Nam
 
- Triển vọng trung hạn và dài hạn
 
- Giải pháp.
 
Tại Hội thảo, PGS.TS. Chu Văn Tuấn, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Tôn giáo cho biết, hiện nay ở Việt Nam, cộng đồng Islam có khoảng hơn 32.000 người tập trung ở 14 tỉnh, thành phố. Việt Nam chỉ có khoảng 20 mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Halal - một con số rất thấp. Có tới 40% các địa phương Việt Nam chưa có sản phẩm xuất khẩu có chứng nhận Halal, hay nói cách khác, Việt Nam mới chỉ bước đầu tiếp cận thị trường Halal. Du lịch Việt Nam được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn vì có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú. Giai đoạn từ năm 2015-2019, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã tăng 2,3 lần, từ 7,9 triệu lượt lên 18 triệu lượt, tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 22,7%/năm, song lượng du khách Islam/Hồi giáo chiếm tỷ lệ không đáng kể. Trong khi đó, các nước láng giềng của Việt Nam như Thái Lan và Singapore rất thành công trong việc thu hút du khách đến từ các quốc gia (khách hạng sang), có khả năng chi tiêu cao và thời gian lưu trú dài.
 
PGS.TS. Chu Văn Tuấn nhấn mạnh, việc hiểu về văn hóa Islam sẽ giúp Việt Nam nắm bắt được tâm lý, thói quen, thị hiếu, lễ nghi, tôn giáo… của người theo đạo Hồi, để từ đó khai mở thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Halal toàn cầu cũng như thu hút nhiều hơn du khách và nhà đầu tư Islam đến Việt Nam, góp phần bứt phá tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững trong bối cảnh mới.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo cho rằng, Việt Nam với nhiều lợi thế về nông nghiệp, thực phẩm, du lịch, dệt may… và là một nước hội nhập sâu với việc tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) như: Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam –EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), tuy nhiên mức độ và hiệu quả tham gia thị trường Halal toàn cầu chưa tương xứng với tiềm năng của Việt Nam.
 
Tại Việt Nam, từ giữa năm 2021, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông là đơn vị đầu tiên trong khối cơ quan nhà nước chủ động lập nhóm nghiên cứu đặc nhiệm mang lên Vietnam Halal Center of Excelence (Vietnam Halal COE).
 
Từ đó đến nay, nỗ lực và thành quả của nhóm đã và đang được ghi nhận ở Đại sứ quán các nước châu Phi, Trung Đông, Bộ Ngoại giao và các cơ quan, bộ, ngành khác. Hiện nay, Viện Nghiên cứu châu Phi và Trung Đông đang tiếp tục nghiên cứu, tìm hiểu, tận dụng lực lượng cán bộ của các viện nghiên cứu khu vực, quốc tế trong việc nghiên cứu, tư vấn, triển khai nhằm góp phần xây dựng và phát triển ngành Halal tại Việt Nam.
 
Hiểu về văn hóa Islam giúp Việt Nam nắm bắt được tâm lý, thói quen, thị hiếu, lễ nghi, tôn giáo… để từ đó khai mở thị trường xuất nhập khẩu hàng hóa Halal toàn cầu và thu hút du khách và nhà đầu tư Islam đến Việt Nam.
 
Các đại biểu tham dự Hội thảo chụp ảnh lưu niệm
 
 
 Theo Vass.gov.vn
 
 
Cập nhật tin tức về khoa học xã hội tại: tapchikhxh.vass.gov.vn