-
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý cần phải có trình độ tư duy lý luận chính trị cao. Điều đó thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc về thực tiễn và sự giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, trình độ tư duy lý luận chính trị của nhiều người còn thấp kém. Để nâng cao trình độ tư duy lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý thì cần phải tăng cường giáo dục tư duy lý luận chính trị, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục tư duy lý luận chính trị cho họ.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Văn hóa Hòa Bình là một nền văn hóa tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Kể từ năm 1932, khi văn hóa Hòa Bình lần đầu tiên được công nhận trên diễn đàn khoa học thế giới, đến nay đã có gần 200 di tích Hòa Bình được phát hiện ở nhiều nước Đông Nam Á, song chưa ở đâu di tích Hòa Bình phân bố dày đặc và phong phú như ở Việt Nam (hơn 150 địa điểm). Việt Nam được nhiều nhà khoa học nước ngoài xem là quê hương của văn hóa Hòa Bình. Các di tích Hòa Bình ở Việt Nam được phát hiện và nghiên cứu trong nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân tiến hành. Giới khoa học đã đề xuất nhiều ý kiến khác nhau, từ những vấn đề lý luận đến khái niệm và những vấn đề cơ bản của nền văn hóa này. Do nội dung phong phú và phức tạp của nền văn hóa Hòa Bình, nên đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề đang thảo luận và nghiên cứu.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Từ xa xưa con người luôn khát vọng về một chế độ xã hội công bằng, bình đẳng, tự do. Trong thực tiễn, các cuộc đấu tranh và cách mạng đã đưa lại cho xã hội loài người nhiều tiến bộ về tự do, bình đẳng, công bằng. Thời đại tư sản đã đóng góp vào sự tiến bộ đó, song chính sự phát triển của nó đã làm nảy sinh những bất bình đẳng, bất công mới mà bản thân nó không giải quyết được. Cách mạng tháng Mười mở ra con đường mới giải quyết những bất công, bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản và trong thực tế đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận. Ngày nay, một mặt, cần đánh giá đúng những thành tựu của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực, song cũngcần chỉ ra những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề công bằng, bình đẳng đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nó, và rút ra những bài học cần thiết.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân là một quyền chính trị - pháp lý quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật nước ta. Trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, bảo đảm và thúc đẩy quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân là một trong những nhân tố khẳng định tính chất pháp quyền của Nhà nước, là mục tiêu và là yêu cầu đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn đó là do các cơ quan trong bộ máy nhà nước chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức về biển và phát triển bền vững kinh tế biển trên thế giới ngày càng rõ ràng hơn với nhiều chuyển biến tích cực qua thời gian. Chiến lược biển của nhiều quốc gia đã nhấn mạnh tới nội hàm quan trọng là phát triển kinh tế biển và các thể chế quản lý biển. Việt Nam là một quốc gia biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Ngày nay, biển và kinh tế biển ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong vấn đề an ninh quốc gia. Để quản lý biển và khai thác nguồn tài nguyên lợi thế của biển, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khẳng định biển là một phần không thể tách rời của yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Bài viết phân tích về tư tưởng khoan dung và lạc quan của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Điều đó thể hiện ở chỗ, Nguyễn Du sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc đối với những con người khốn khổ, nạn nhân của tình trạng áp bức và bất công trong xã hội, ông tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của những người lương thiện có lòng kiên trì chịu đựng và vượt qua khó khăn, đau khổ. Tư tưởng khoan dung và lạc quan có tầm quan trọng đối với sự phát triển của xã hội ta trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Hỗ trợ kinh tế giữa cha mẹ và con cái liên quan đến đặc điểm về văn hóa, đạo đức, kinh tế của thành viên gia đình. Ở những nước Đông Á như Việt Nam, hỗ trợ kinh tế thường từ con cái đến cha mẹ hơn là từ cha mẹ đến con cái. Hỗ trợ kinh tế từ con cái cho cha mẹ, và ngược lại, phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm sức khỏe, kinh tế, xã hội của chính cha mẹ, cũng như phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ từ thể chế và cộng đồng đối với người cao tuổi (NCT) hiện nay.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp về lý luận, quan trọng và nhạy cảm về thực tiễn. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ở nhận thức giản đơn của một số người về quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để khắc phục hạn chế này, cần đẩy mạnh nhất thể hóa cơ quan của Đảng và cơ quan của Nhà nước có cùng chức năng, đồng thời đẩy mạnh nhất thể hóa chức danh bí thư Đảng các cấp với chức danh thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tương ứng.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh đến giai cấp công nhân Việt Nam trên nhiều phương diện: số lượng, chất lượng, cơ cấu, ý thức chính trị, kỷ luật và tác phong lao động. Hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh so với thời kỳ trước đổi mới. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần có nhiều giải pháp để phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Trước những bất ổn trong đời sống gia đình và xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta bắt đầu bàn nhiều đến các vấn đề luân lý, đạo đức và đi tìm giải pháp cho những bất ổn này. Trong đó, những quan điểm, giải pháp của tôn giáo cũng được bàn luận khá nhiều. Tuy nhiên, có hai luồng ý kiến: thứ nhất, hoài nghi về sức mạnh cảm hóa của luân lý và đạo đức tôn giáo vì cho rằng, tôn giáo đã tồn tại cùng nhân loại từ rất lâu, giáo lý của mọi tôn giáo đều hướng đến điều thánh thiện và khuyên răn con người thực thi đức hiếu hòa, nhưng tội ác và bạo lực vẫn ngày một gia tăng; thứ hai, giải pháp luân lý và đạo đức của tôn giáo trong ứng xử gia đình và xã hội không hề cạn kiệt giá trị.