• Đặc điểm của ý thức tôn giáo

    Đặc điểm của ý thức tôn giáo

    (Nghiên cứu - Trao đổi) - Khi nhận thức về tôn giáo, nhất là về tính chất tự ý thức của tôn giáo, nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, chúng ta cần đứng trên quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Theo đó, tôn giáo không chỉ là ý thức của con người chủ thể về thế giới hiện thực tự nhiên và xã hội khách quan bên ngoài, mà còn là (và chủ yếu là) tự ý thức của con người về chính bản thân mình; chỉ đến con người mới xuất hiện tự ý thức; ý thức tôn giáo chủ yếu chỉ dừng ở trình độ cảm tính; ý thức tôn giáo là nhân tố an ủi, xoa dịu con người trước sự đau khổ, bất công, tiêu cực trong đời sống thực tồn của họ.

Nghiên cứu - Trao đổi

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam hiện nay

09:00 AM, 17/12/2018 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐKT, TCTNN), nhằm thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, tích cực hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các năm 2011-2015, việc cơ cấu lại DNNN đã được các bộ, ngành triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay, trong bối cảnh và yêu cầu của thời kỳ mới, tiến độ cơ cấu lại DNNN đang có chiều hướng chậm lại. Vì vậy, Chính phủ, các địa phương và DNNN cần tập trung nghiên cứu, đánh giá kịp thời, chỉ ra những khó khăn và thách thức; từ đó đưa ra những giải pháp thật cụ thể, mạnh mẽ hơn để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2016-2020.

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

Vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước

09:00 AM, 30/11/2018 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Trong những năm qua, tại Việt Nam, kinh tế nhà nước đã có nhiều đóng góp cho xã hội. Tuy vậy, có nhiều vấn đề cần được đặt ra khi xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để phát huy hơn nữa vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước phải đổi mới, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.

Quan điểm của một số  nhà triết học phương Tây về tự do và pháp luật

Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây về tự do và pháp luật

09:00 AM, 29/11/2018 - Chính trị

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây như Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau, Friedrich Hayek về tự do và pháp luật cho đến nay vẫn có nhiều nội dung có giá trị. Quan điểm của họ phản ánh tinh thần của thời đại, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, coi pháp luật là cơ sở đảm bảo cho tự do của con người. Với họ tự do là một giá trị, một quyền cơ bản của con người; pháp luật không phải là cái sản sinh ra tự do mà là cái đảm bảo cho tự do; không có pháp luật thì tự do không được đảm bảo. F.Hayek là một trong những người đi đầu và khởi xướng chủ nghĩa tân tự do. Quan điểm của ông về tự do và pháp luật cũng trở thành quan điểm của chủ nghĩa tân tự do.

Triết học so sánh Đông - Tây

Triết học so sánh Đông - Tây

09:00 AM, 28/11/2018 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Triết học so sánh Đông - Tây là một môn khoa học thuộc ngành Triết học. Triết học so sánh Đông - Tây nghiên cứu các hệ thống triết học ở phương Đông và phương Tây; đối chiếu, so sánh một cách có chủ đích các tư tưởng của các nhà triết học; phân tích những điểm tương đồng và dị biệt giữa các nền triết học; chuyển tải tư tưởng triết học từ nền văn hóa này sang nền văn hóa khác, từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975

Vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975

09:06 AM, 23/11/2018 - Xã hội

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Từ trước tới nay, khi nói đến vấn đề ruộng đất trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, chúng ta thường gắn mục tiêu - quyền lợi của vấn đề ruộng đất với vấn đề dân tộc, gắn “độc lập dân tộc” với “người cày có ruộng”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, diễn tiến của cách mạng cũng như vấn đề ruộng đất ở miền Nam không đơn thuần như ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1969, nông dân miền Nam đứng lên chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn vì hai mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất. Từ sau năm 1970, khi ruộng đất đã cơ bản về tay nông dân do chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thì mục tiêu đấu tranh vì ruộng đất không còn cấp thiết nữa. Song nông dân miền Nam vẫn một lòng theo cách mạng, hy sinh cả ruộng đất và thành quả từ ruộng đất của mình cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Eo biển Malacca trên tuyến thương mại Biển Đông

Eo biển Malacca trên tuyến thương mại Biển Đông

09:00 AM, 22/11/2018 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Eo biển Malacca từ thế kỷ VII đã trở thành vị trí quan trọng trên hệ thống thương mại Biển Đông, gắn kết kinh tế khu vực với thế giới. Quá trình hình thành và suy tàn của hải cảng Malacca tác động đến sự hưng phế cho nhiều thể chế biển trong khu vực. Nhiều cảng thị của Việt Nam như Hội An, Phố Hiến… cũng gắn liền với mạng lưới hải thương qua eo biển Malacca.

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học

Quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học

09:00 AM, 21/11/2018 - Chính trị

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Bài viết phân tích quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở các nước Mỹ, Nhật Bản và Singapore, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Theo tác giả các bài học đó là: nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ; xây dựng khung thể chế hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ tham gia lao động, đặc biệt là tham gia nghiên cứu khoa học; đổi mới giáo dục và đào tạo; tuyển chọn và tuyển dụng nhân tài công bằng; sử dụng và đãi ngộ đối với tài năng khoa học phù hợp; tạo môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại, dân chủ; tổ chức, giám sát tốt việc thực thi phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.

Tư tưởng của L.Tolstoi về giáo dục

Tư tưởng của L.Tolstoi về giáo dục

09:00 AM, 20/11/2018 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Để đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam hiện nay cần phải nghiên cứu, tổng kết lịch sử giáo dục học, trong đó bao gồm những di sản về giáo dục của L.Tolstoi. Chỉ với hai tác phẩm Về giáo dục quốc dân và Về giáo dục và đào tạo, L.Tolstoi đã đưa ra những tư tưởng rất sâu sắc về khoa học giáo dục, mối liên hệ giữa nhà trường và cuộc sống, giáo dục đại học và giáo dục quốc dân... Nhưng quán xuyến trong toàn bộ lý thuyết giáo dục của ông chính là tư tưởng triết học về một nền giáo dục tự do và dân chủ. Đây là giá trị cơ bản, lớn lao trong tư tưởng về giáo dục của L.Tolstoi, chúng ta cần tiếp thu để phát triển giáo dục Việt Nam.

< 4 5 6 7 8 >