• Phê phán những quan điểm sai trái về tự do tôn giáo ở Việt Nam

    Phê phán những quan điểm sai trái về tự do tôn giáo ở Việt Nam

    (Nghiên cứu - Trao đổi) - Vấn đề tôn giáo, dân chủ, nhân quyền luôn là tâm điểm mà các thế lực thù địch lợi dụng nhằm chống phá Đảng, Nhà nước Việt Nam. Bài viết nhận diện một số quan điểm sai trái, thù địch, xuyên tạc tự do tôn giáo ở Việt Nam được đề cập trong các Báo cáo thường niên của Ủy ban Tự do tôn giáo quốc tế Hoa Kỳ (USCIRF) và một số trang mạng xã hội, đồng thời, đưa ra những bằng chứng để phê phán, đấu tranh, phản bác các quan điểm sai trái, xuyên tạc đó, khẳng định những thành tựu của Nhà nước Việt Nam trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng, tôn giáo của người dân.

Nghiên cứu - Trao đổi

Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ

Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ

08:15 AM, 25/06/2020 - Chính trị

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa là một phần quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác về xã hội nói chung và xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Theo dự đoán của Mác, thời kỳ quá độ sẽ xuất hiện trong tương lai gần, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất sẽ là những nước đầu tiên bước vào thời kỳ quá độ, nhà nước trong thời kỳ quá độ sẽ là nhà nước chuyên chính vô sản, chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ sẽ là chế độ dân chủ vô sản; thời kỳ quá độ sẽ không kéo dài hàng trăm năm; khi thời kỳ quá độ kết thúc thì chế độ tư hữu sẽ mất đi, sản xuất hàng hóa sẽ không còn, giai cấp sẽ không tồn tại, nhà nước và chế độ dân chủ sẽ tiêu vong, sự phát triển tự do của mỗi người sẽ là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.

Một số vấn đề về biển  và phát triển bền vững kinh tế biển

Một số vấn đề về biển và phát triển bền vững kinh tế biển

03:00 PM, 16/08/2019 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức về biển và phát triển bền vững kinh tế biển trên thế giới ngày càng rõ ràng hơn với nhiều chuyển biến tích cực qua thời gian. Chiến lược biển của nhiều quốc gia đã nhấn mạnh tới nội hàm quan trọng là phát triển kinh tế biển và các thể chế quản lý biển. Việt Nam là một quốc gia biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Ngày nay, biển và kinh tế biển ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong vấn đề an ninh quốc gia. Để quản lý biển và khai thác nguồn tài nguyên lợi thế của biển, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khẳng định biển là một phần không thể tách rời của yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Quan điểm biện chứng về vận động

Quan điểm biện chứng về vận động

08:12 AM, 24/06/2019 - Chính trị

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Theo quan điểm biện chứng, vận động là thuộc tính của vật chất; mọi sự vật trong thế giới vật chất đều luôn luôn vận động; thay đổi về vị trí trong không gian là hình thức cơ bản nhất của vận động; để xác định một sự vật có thay đổi về vị trí hay không thì phải xem xét nó trong quan hệ với một sự vật khác; phương thức của vận động là chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; khuynh hướng của vận động là phủ định của phủ định; nguyên nhân của vận động là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quan điểm biện chứng về vận động là cơ sở lý luận đúng đắn cho việc nhận thức các vấn đề khoa học cụ thể.

Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay

Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay

10:00 AM, 16/05/2019 - Văn hóa

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Do ảnh hưởng của những nhân tố khách quan và chủ quan (dân số, văn hóa - ngôn ngữ, tâm lí - xã hội, chính sách ngôn ngữ và sự việc thực thi chính sách ngôn ngữ này), nên nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang suy yếu. Một số bộ phận đáng kể người dân tộc thiểu số quên tiếng dân tộc mình. Việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số cần phải được chú ý hơn nữa., Bbởi vì đây là một nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời cũng là phương tiện giúp cho việc giáo dục, truyền thông và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.

Xung đột xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay

Xung đột xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay

09:00 AM, 16/05/2019 - Xã hội

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Xung đột xã hội là mâu thuẫn không điều hòa giữa các nhóm xã hội, có thể tích cực hoặc tiêu cực, vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Xung đột xã hội là một hiện tượng tất yếu của xã hội. Bất cứ xã hội nào (ở thể chế nào và ở giai đoạn lịch sử nào) cũng có xung đột xã hội. Chúng ta không thể ngăn chặn mọi xung đột xã hội, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn những xung đột xã hội tiêu cực. Ở Việt Nam những năm gần đây, xung đột xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Để phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội tiêu cực, chúng ta cần có các quan điểm và giải pháp đúng đắn, trong đó quan trọng nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Nâng cao chất lượng tăng trưởng  trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng tăng trưởng trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam

09:00 AM, 16/05/2019 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Nền kinh tế Việt Nam đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong thời gian gần đây về giữ vững ổn định kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế lạm phát. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã có bước cải thiện rõ, tăng 5 bậc, đạt thứ hạng 55/137. Kinh tế đã có sự khôi phục rõ nét và sau một số năm, năm 2017, Việt Nam đã đạt và vượt tất cả 13 chỉ tiêu kế hoạch, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về cơ bản vẫn theo “mô hình cũ”, nhân tố nội lực và đổi mới sáng tạo chưa cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ hơn, nhất là về thể chế kinh tế, thích ứng hơn với điều kiện mới của hội nhập và cạnh tranh.

Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam

Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam

02:15 PM, 15/05/2019 - Kinh tế

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tình hình kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đã, đang và sẽ biến động khôn lường không dự báo được. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay, các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, phải điều chỉnh chính sách kinh tế để thích ứng với diễn biến của tình hình. Đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính, chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Những chính sách này tuy đã chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) ở mức 1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 2,5-3% trong các năm 2008 - 2009. Cho đến nay, kinh tế Mỹ hồi phục khá hơn, tăng trưởng khoảng 2% năm 2016, nhưng các nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản vẫn chỉ tăng trưởng trên 1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã giảm từ 9-10%/năm xuống còn 6,5%/năm trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế của các cường quốc và của thế giới hồi phục chậm và có không ít nguy cơ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn do chủ nghĩa dân túy và chống toàn cầu hóa gia tăng, đồng thời do đổi mới công nghệ, đổi mới thể chế, khuyến khích xu hướng phát triển sáng tạo diễn ra chậm chạp. Những điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc đã tác động tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tính tương đối của tự do

Tính tương đối của tự do

08:00 AM, 14/05/2019 - Chính trị

(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tự do là một thuộc tính đặc biệt chỉ có ở con người có ý thức. Người tự do có khả năng tự lựa chọn để làm hay không làm một việc nào đó theo ý thích của mình mà không bị ép buộc bởi người khác; người không tự do (hay người nô lệ) không có khả năng như vậy. Tự do là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tự do có tính tương đối. Con người càng nhận thức được nhiều tính tất yếu của tự nhiên, và càng ít bị sự cưỡng bức bởi người khác, thì càng có nhiều tự do. Khi còn nhà nước và pháp luật, một số người không có tự do vì bắt buộc phải thực hiện pháp luật một cách không tự nguyện. Khi nhà nước và pháp luật mất đi thì tự do của mỗi người mới là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người. Nhưng ngay cả khi nhà nước và pháp luật mất đi, mỗi người vẫn không có tự do hoàn toàn vì vẫn phải từ bỏ tự nguyện một phần ý thích riêng để tuân theo các quy tắc đạo đức của xã hội. Con người không bao giờ có tự do tuyệt đối.

< 2 3 4 5 6 >