-
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Nền kinh tế đang đi đúng hướng, khởi sắc với nhiều tín hiệu tích cực. Những nét chấm phá dù nhỏ cũng có sức lan tỏa, kiến tạo nên những mảng màu tươi sáng trong bức tranh kinh tế - xã hội. Trên phương diện khác, những thách thức chính là cơ hội để các “trụ cột” kinh tế của nước nhà được “lửa thử vàng”.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Nhằm thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Châu Phi trên tất cả các lĩnh vực, Việt Nam đã và đang tích cực đồng hành với Tổ chức Pháp ngữ (OIF) tại châu Á - Thái Bình Dương và các đối tác quốc tế khác hỗ trợ các nước Châu Phi phát triển trên mọi phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả người dân.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Văn học thiếu nhi (hay còn gọi là văn học trẻ em), được hiểu là những tác phẩm văn học phổ cập dành riêng cho thiếu nhi, cũng có khi được hiểu rộng hơn, đó là: “những tác phẩm văn học được mọi nhà văn sáng tạo ra với mục đích giáo dục, bồi dưỡng tâm hồn, tính cách cho thiếu nhi. Nhân vật trung tâm của nó là thiếu nhi nhiều khi cũng là người lớn, hoặc một cơn gió, một loài vật, một cái cây… Tác giả không chỉ là chính các em, mà cũng là nhà văn thuộc mọi lứa tuổi” (1). Văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số (DTTS) là những sáng tác của các tác giả DTTS viết về trẻ em, dành cho trẻ em hoặc những sáng tác do thiếu nhi DTTS viết.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Khi vào quản lý vùng đất Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã đưa ra rất nhiều chính sách khai hoang và quản lý ruộng đất, đặc biệt là đối với ruộng đất tư hữu. Chính sách đó có sự khác nhau giữa vùng Thuận - Quảng 2 và Gia Định tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Vùng Thuận - Quảng ruộng đất tư hữu và ruộng đất công được quy định và kiểm soát chặt chẽ, nên số địa chủ có điền sản lớn cũng ít hơn và chủ yếu rơi vào quan lại. Trong khi ở Gia Định vì diện tích ruộng đất rộng lớn, và chính quyền chúa Nguyễn chỉ mới đặt ra mục đích mở rộng lãnh thổ mà chưa có những chính sách cụ thể đối với vấn đề ruộng đất nên ruộng đất tư và các địa chủ có điền sản lớn rất phát triển.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là một mối quan hệ đặc biệt, còn Tổng thống Joe Biden chia sẻ cá nhân ông luôn dành nhiều tình cảm cho đất nước và người dân Việt Nam.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) được xem là hạt nhân quan trọng của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế, công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Ở Việt Nam, DNNVV chiếm tỷ lệ rất lớn và không ngừng gia tăng ở các địa phương. Sự phát triển loại hình doanh nghiệp này đóng góp quan trọng vào tổng thu nhập quốc dân, tăng trưởng nền kinh tế, và giải quyết nhiều vấn đề xã hội. Tuy nhiên, sự phát triển và mức độ biến động của loại hình doanh nghiệp đặt ra thách thức với lực lượng lao động của nhóm doanh nghiệp này trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0).
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Bài viết mô tả một cách khái quát về tình hình ly hôn ở Việt Nam hiện nay về quy mô, mức độ; phân tích quy trình ly hôn, các chủ thể tham gia vào quá trình ly hôn và người đứng đơn ly hôn theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội dưới góc độ lý thuyết về hiện đại hóa, tính cá nhân và tập thể và bình đẳng giới ở khu vực Tây Nam Bộ. Bài viết cho thấy có sự khác biệt về thủ tục ly hôn, người đứng đơn xin ly hôn giữa các nhóm xã hội mang đặc điểm truyền thống và hiện đại hơn; xu hướng tăng lên về bình đẳng giới trong đời sống gia đình.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nhiệm kỳ 2022-2026 tại phiên họp đầu tiên của Hội đồng, sáng 13/5.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Nhận định của Quốc tế Cộng sản đối với trào lưu xã hội dân chủ đương thời mặc dù khó tránh khỏi những sai lầm, nhưng về cơ bản là nhất quán, đúng đắn và phù hợp với thực tế. Nghiên cứu những bài học quý báu về việc nhận định, thái độ của Quốc tế Cộng sản đối với trào lưu xã hội dân chủ được Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang tiếp tục vận dụng sáng tạo trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Sáng 12/5, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn chủ trì buổi tham vấn ý kiến chuyên gia về triển khai chương trình giáo dục phổ thông 2018 và môn Lịch sử bậc THPT trong chương trình này.