-
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục những hạn chế về môi trường và tài nguyên là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhận thức được điều đó, Nhật Bản đã tận dụng những công nghệ về môi trường và năng lượng hàng đầu thế giới để phát triển kinh tế xanh. Nhật Bản cho rằng, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống con người, bằng cách theo đuổi các chính sách về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cùng một lúc, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Việt Nam mới đây đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia TPP, Việt Nam có nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, thuận lợi trong tiếp cận thị trường các nước... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: về môi trường pháp lý, thể chế; về cạnh tranh, thương mại hàng hoá;về tài chính ngân hàng; về mở cửa thị trường mua sắm công, v.v.. Tác giả bài viết cho rằng, để chủ động khai thác, tận dụng có hiệu quả lợi ích gia nhập TPP; đồng thời, thích ứng và vượt qua những thách thức từ Hiệp định này, Việt Nam cần có các giải pháp mạnh mẽ từ phía Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là sự sáng tạo của Đảng, phù hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta. Để thực hiện cơ chế đó đạt được mục tiêu cao nhất trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt cần phải nâng cao nhận thức về vai trò động lực của dân chủ, mặt khác phải nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Đảm bảo quyền của các tộc người thiểu số từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện rõ qua các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Kể từ khi đổi mới đất nước đến nay, bảo đảm quyền cơ bản của các tộc người thiểu số được đẩy mạnh trên nhiều phương diện cụ thể: xóa đói giảm nghèo, nâng cấp cơ sở hạ tầng yếu kém, hỗ trợ đất đai, đất sản xuất, nước sạch, giáo dục, đào tạo, y tế, công ăn việc làm, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng...
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Không tức giận khi bị chê bai, GS Đại khẳng định muốn tạo ra một nền giáo dục chưa hề có trong lịch sử, lấy cá nhân làm cơ bản.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Sách Tiếng Việt Công nghệ giáo dục dạy học sinh đánh vần theo tiếng, còn sách đại trà theo con chữ.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Định nghĩa một thuật ngữ nào đó là một thao tác quan trọng trong tranh luận để tránh hiểu lầm ý của nhau. Vì vậy, trong một công trình nghiên cứu khoa học (bài báo, luận văn, luận án, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, cuốn sách…), người trình bày cần phải định nghĩa các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm. Định nghĩa thuật ngữ là một thao tác quan trọng nhưng đơn giản. Vì vậy, người trình bày có thể trình bày định nghĩa một thuật ngữ trong một chú thích, chứ không cần phải sa đà vào việc bàn luận về thuật ngữ. Chỉ cần người đọc không hiểu lầm ý của người viết về một thuật ngữ nào đó thì việc định nghĩa thuật ngữ ấy là thành công.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Bài viết phân tích khái niệm tư tưởng làng xã, mối liên hệ giữa tư tưởng làng xã với văn hóa làng xã, tư tưởng làng xã với tư tưởng quan phương, tính chất và nội dung của tư tưởng làng xã.... Theo tác giả, tư tưởng làng xã có ảnh hưởng sâu sắc trong đời sống của cư dân nông nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, có những đặc thù riêng. Tư tưởng làng xã đã và đang tồn tại lâu dài trong cư dân nông nghiệp, có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với sự phát triển của nông thôn Việt Nam.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Với lịch sử 1900 năm truyền bá ở Việt Nam, trong đó có hai giai đoạn chiếm địa vị độc tôn là Hậu Lê (1428 - 1527) và Nguyễn sơ (1802 - 1883), Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Nho giáo tác động chủ yếu đến các giai cấp, tầng lớp trên trong xã hội, nhưng không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới. Đối với văn hóa tinh thần, Nho giáo góp phần làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống, bên cạnh dòng văn hóa dân gian gắn với ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa tộc người. Nho giáo làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa một phần đáng kể, đồng thời kìm hãm, gây hại cho nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, cả trong lĩnh vực văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất. Nho giáo càng đạt tới tột đỉnh quyền uy thì đất nước Việt Nam càng suy yếu, văn hóa Việt Nam càng suy thoái. Và cuối cùng, trước nạn vong quốc cuối thế kỷ XIX, Nho giáo đã bất lực và tàn lụi.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Nhóm lợi ích là tập hợp các cá nhân hoặc tập thể cùng có một lợi ích, khác biệt với lợi ích các nhóm khác, khác với lợi ích chung của cộng đồng lớn hơn, đang tác động vào các chủ trương, chính sách và điều hành của các cơ quan quản lý ở các cấp độ khác nhau nhằm tối đa hóa lợi ích của nhóm mình, bất chấp lợi ích chính đáng của các nhóm khác, bất chấp việc thực hiện lợi ích đó có tác động xấu đến sự phát triển chung của xã hội. Trong xã hội có nhiều dạng, kiểu, hình thức nhóm lợi ích khác nhau, chúng tác động bằng các phương thức kinh tế, chính trị và thông tin, tư tưởng lên việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam nhóm lợi ích tiêu cực đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của xã hội. Nếu không ngăn chặn tích cực và hiệu quả, những hệ lụy đó sẽ cộng hưởng lên trong thời gian tới và khủng hoảng xã hội chắc sẽ bắt đầu mạnh lên.