-
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: An ninh quốc gia gắn với sự ổn định của thể chế chính trị, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia bao gồm những nội dung đồng bộ từ thiết lập và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh… đến hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia. Để thực hiện tốt những nội dung này trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0), việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Khi nhắc đến nước Nhật ta dễ liên tưởng đến nhiều điều hay ý tốt. Phổ biến là về nền kinh tế, về triết lý kinh doanh, lòng yêu nước và phẩm chất con người. Đây như các hình mẫu được nhiều giới, nhiều nước nghiên cứu và mô phỏng ứng dụng, Việt Nam là nước có quan tâm rất sớm. Các giá trị nổi trội đó được GS. Trần Văn Thọ thể hiện trong cuốn Kinh tế Nhật Bản, giai đoạn phát triển thần kỳ 1955-1973.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Trong hơn 30 năm đổi mới, Việt Nam đã đạt những thành tựu quan trọng trong việc thực hiện tiến bộ xã hội góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đã đạt được, việc thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam, còn những hạn chế. Bài viết phân tích làm rõ quan điểm về tiến bộ xã hội và thực hiện tiến bộ xã hội ở Việt Nam trong quá trình đổi mới; qua đó góp phần vào cung cấp thêm các căn cứ khoa học cho những quyết sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam nhằm hoàn thiện chính sách thực hiện tiến bộ xã hội ở nước ta hiện nay.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Nằm ở vị trí trọng yếu trên tuyến giao thương duyên hải Đông Nam Á, từ những thế kỷ đầu sau Công Nguyên, Cù Lao Chàm đã nổi lên như một tiền cảng quan trọng của vương quốc biển Chămpa. Trong suốt nhiều thế kỷ, Cù Lao Chàm - Đại Chiêm hải khẩu không chỉ là điểm đến, trung tâm luân chuyển hàng hóa của vương quốc Amaravati, mà còn đóng vai trò kết nối Chămpa với thế giới bên ngoài. Trong lịch sử, người Chăm đã dự nhập tích cực, góp phần quan trọng để hình thành nên “Con đường hương liệu”, “Con đường tơ lụa”, “Con đường gốm sứ”... ở vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Không chỉ là các con đường kết giao kinh tế, các con đường đó còn là các kênh truyền tải văn hóa, niềm tin tôn giáo, tri thức khoa học, kỹ thuật... giữa Chămpa với các quốc gia Châu Á, đồng thời, đem lại nhiều động lực phát triển mới, năng lực sáng tạo cho các xã hội khu vực.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) chiếm số lượng lớn và đóng vai trò quan trọng trong việc tạo việc làm và sự phát triển của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, DNNVV cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức nhất là khó khăn trong việc tiếp cận vốn. Để giúp DNNVV vượt qua khó khăn này, nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng bảo lãnh tín dụng như là công cụ hữu hiệu để hỗ trợ DNNVV dễ dàng hơn trong việc tiếp cận vốn và thúc đẩy phát triển. Do đó, nhận thức được điều này bài báo này tập trung phân tích vai trò của hệ thống bảo lãnh tín dụng trong việc hỗ trợ DNNVV vượt qua rào cản về tiếp cận tài chính cũng như thông qua đó thúc đẩy DNNVV và nền kinh tế phát triển.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Vị trí địa lý và thể chế kinh tế là hai yếu tố quan trọng định hình sự phát triển của các nền kinh tế. Bài viết sẽ đưa ra những phân tích, đánh giá vai trò của vị trì địa lý và thể chế kinh tế đến sự phát triển kinh tế của các tỉnh, thành phố vùng Tây Nam Bộ. Các địa phương gần với vùng Đông Nam Bộ - nơi có nền kinh tế phát triển - sẽ có trình độ phát triển cao hơn (thu nhập trên đầu người vùng Đông Nam Bộ) và cơ cấu kinh tế nghiêng về có tỷ trọng công nghiệp lớn hơn so với các địa phương xa dần và cơ cấu kinh tế tốt hơn. Do đó, bài viết cho thấy vị trí địa lý và thể chế kinh tế đóng vai trò tích cực trong thúc đẩy phát triển kinh tế vùng Tây Nam Bộ. Để nâng cao mức sống người dân và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều hướng tích cực, các địa phương trong vùng cần cải thiện thể chế kinh tế và phát triển cơ sở hạ tầng.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Tóm tắt: Người sản xuất là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, để xác định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ta cần căn cứ vào trình độ phát triển của công cụ sản xuất, chứ không căn cứ vào trình độ phát triển của người sản xuất. Nhà khoa học cũng là người sản xuất nếu tri thức khoa học của các nhà khoa học được ứng dụng trong sản xuất. Ngay từ cách đây hàng ngàn năm, tri thức khoa học của các nhà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì đã được ứng dụng trong sản xuất. Sức lao động của người sản xuất trong đó có sức lao động của người lao động trí óc nói chung và nhà khoa học nói riêng, là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị trao đổi của hàng hóa và giá trị gia tăng của hàng hóa.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio nhất trí cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược bước vào giai đoạn phát triển mới trên tinh thần "tình cảm, chân thành, tin cậy, thực chất, hiệu quả", trong đó, đạt bước tiến triển mới trong hợp tác hạ tầng chiến lược của Việt Nam.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Văn hóa du lịch (VHDL) là một nhân tố quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của du lịch hướng đến sự phát triển bền vững của Việt Nam. Trên cơ sở phân tích quan niệm về VHDL, bài viết tập trung khái quát một số biện pháp phát triển VHDL theo hướng thích ứng an toàn và hiệu quả trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Mô hình kinh tế chia sẻ đã bắt đầu xuất hiện trong một số lĩnh vực ở Việt Nam. Trong lĩnh vực nông nghiệp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm ban hành các chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay, trong sản xuất, kinh doanh nông nghiệp và các hợp tác xã nông nghiệp vẫn chưa có một văn bản hướng dẫn, đánh giá, định vị việc thực hiện kinh doanh theo mô hình này. Trên cơ sở đánh giá tình hình ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ, bài viết đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Việt Nam giai đoạn 2021-2025. Bài viết là kết quả nghiên cứu của đề tài cấp quốc gia: “Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp ứng dụng mô hình kinh tế chia sẻ vào hoạt động của hợp tác xã trong sản xuất nông nghiệp”, do PGS, TS Đỗ Minh Cương làm Chủ nhiệm.