Tạp chí khoa học xã hội - Các bài viết về Tạp chí khoa học xã hội, tin tức Tạp chí khoa học xã hội

Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề Tạp chí khoa học xã hội. Mời các bạn đón đọc các bài viết về Tạp chí khoa học xã hội và chia sẻ thông tin Tạp chí khoa học xã hội trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Chia sẻ chủ đề:

BÀI VIẾT VỀ "Tạp chí khoa học xã hội"

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tiếp và làm việc với đoàn công tác của Viện Thông tin Khoa học xã hội Lào

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam tiếp và làm việc với đoàn công tác của Viện Thông tin Khoa học xã hội Lào

08:54 AM, 12/07/2019 - Tin tức

Ngày 10/07/2019, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam (Tạp chí) gồm có TS. Ngô Văn Vũ, Q. Tổng Biên tập Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam cùng tập thể cán bộ, viên chức Tạp chí đã có buổi tiếp và làm việc với đoàn công tác của Viện thông tin Khoa học xã hội Lào do TS. Bountheng Souksavatd làm trưởng đoàn.

Chủ đề liên quan: TS. Bountheng Souksavatd , TS. Ngô Văn Vũ , Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội ,

Quan điểm biện chứng về vận động

Quan điểm biện chứng về vận động

08:12 AM, 24/06/2019 - Chính trị

Theo quan điểm biện chứng, vận động là thuộc tính của vật chất; mọi sự vật trong thế giới vật chất đều luôn luôn vận động; thay đổi về vị trí trong không gian là hình thức cơ bản nhất của vận động; để xác định một sự vật có thay đổi về vị trí hay không thì phải xem xét nó trong quan hệ với một sự vật khác; phương thức của vận động là chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; khuynh hướng của vận động là phủ định của phủ định; nguyên nhân của vận động là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quan điểm biện chứng về vận động là cơ sở lý luận đúng đắn cho việc nhận thức các vấn đề khoa học cụ thể.

Chủ đề liên quan: Vận động , chuyển động , biện chứng , siêu hình , Tạp chí khoa học xã hội ,

Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay

Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay

10:00 AM, 16/05/2019 - Văn hóa

Do ảnh hưởng của những nhân tố khách quan và chủ quan (dân số, văn hóa - ngôn ngữ, tâm lí - xã hội, chính sách ngôn ngữ và sự việc thực thi chính sách ngôn ngữ này), nên nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang suy yếu. Một số bộ phận đáng kể người dân tộc thiểu số quên tiếng dân tộc mình. Việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số cần phải được chú ý hơn nữa., Bbởi vì đây là một nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời cũng là phương tiện giúp cho việc giáo dục, truyền thông và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.

Chủ đề liên quan: Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội , ngôn ngữ , Việt Nam ,

TIN TỨC KHÁC VỀ "Tạp chí khoa học xã hội"

Xung đột xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay

Xung đột xã hội và biểu hiện của nó ở Việt Nam hiện nay

09:00 AM, 16/05/2019 - Xã hội

Xung đột xã hội là mâu thuẫn không điều hòa giữa các nhóm xã hội, có thể tích cực hoặc tiêu cực, vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Xung đột xã hội là một hiện tượng tất yếu của xã hội. Bất cứ xã hội nào (ở thể chế nào và ở giai đoạn lịch sử nào) cũng có xung đột xã hội. Chúng ta không thể ngăn chặn mọi xung đột xã hội, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn những xung đột xã hội tiêu cực. Ở Việt Nam những năm gần đây, xung đột xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Để phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội tiêu cực, chúng ta cần có các quan điểm và giải pháp đúng đắn, trong đó quan trọng nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.

Chủ đề liên quan: Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội , xung đột xã hội , Việt Nam ,

Nâng cao chất lượng tăng trưởng  trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam

Nâng cao chất lượng tăng trưởng trong điều kiện cơ cấu lại nền kinh tế ở Việt Nam

09:00 AM, 16/05/2019 - Kinh tế

Nền kinh tế Việt Nam đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong thời gian gần đây về giữ vững ổn định kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế lạm phát. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã có bước cải thiện rõ, tăng 5 bậc, đạt thứ hạng 55/137. Kinh tế đã có sự khôi phục rõ nét và sau một số năm, năm 2017, Việt Nam đã đạt và vượt tất cả 13 chỉ tiêu kế hoạch, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về cơ bản vẫn theo “mô hình cũ”, nhân tố nội lực và đổi mới sáng tạo chưa cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ hơn, nhất là về thể chế kinh tế, thích ứng hơn với điều kiện mới của hội nhập và cạnh tranh.

Chủ đề liên quan: Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội , tăng trưởng kinh tế , cơ cấu nền kinh tế ,

Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam

Điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc và tác động đến Việt Nam

02:15 PM, 15/05/2019 - Kinh tế

Tình hình kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đã, đang và sẽ biến động khôn lường không dự báo được. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay, các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, phải điều chỉnh chính sách kinh tế để thích ứng với diễn biến của tình hình. Đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính, chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Những chính sách này tuy đã chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) ở mức 1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 2,5-3% trong các năm 2008 - 2009. Cho đến nay, kinh tế Mỹ hồi phục khá hơn, tăng trưởng khoảng 2% năm 2016, nhưng các nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản vẫn chỉ tăng trưởng trên 1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã giảm từ 9-10%/năm xuống còn 6,5%/năm trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế của các cường quốc và của thế giới hồi phục chậm và có không ít nguy cơ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn do chủ nghĩa dân túy và chống toàn cầu hóa gia tăng, đồng thời do đổi mới công nghệ, đổi mới thể chế, khuyến khích xu hướng phát triển sáng tạo diễn ra chậm chạp. Những điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc đã tác động tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chủ đề liên quan: kinh tế Trung Quốc , kinh tế Việt Nam , Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội ,

Tính tương đối của tự do

Tính tương đối của tự do

08:00 AM, 14/05/2019 - Chính trị

Tự do là một thuộc tính đặc biệt chỉ có ở con người có ý thức. Người tự do có khả năng tự lựa chọn để làm hay không làm một việc nào đó theo ý thích của mình mà không bị ép buộc bởi người khác; người không tự do (hay người nô lệ) không có khả năng như vậy. Tự do là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tự do có tính tương đối. Con người càng nhận thức được nhiều tính tất yếu của tự nhiên, và càng ít bị sự cưỡng bức bởi người khác, thì càng có nhiều tự do. Khi còn nhà nước và pháp luật, một số người không có tự do vì bắt buộc phải thực hiện pháp luật một cách không tự nguyện. Khi nhà nước và pháp luật mất đi thì tự do của mỗi người mới là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người. Nhưng ngay cả khi nhà nước và pháp luật mất đi, mỗi người vẫn không có tự do hoàn toàn vì vẫn phải từ bỏ tự nguyện một phần ý thích riêng để tuân theo các quy tắc đạo đức của xã hội. Con người không bao giờ có tự do tuyệt đối.

Chủ đề liên quan: Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội , khái niệm tự do , Triết học ,

Văn hóa Hòa Bình  sau 85 năm được thế giới công nhận

Văn hóa Hòa Bình sau 85 năm được thế giới công nhận

02:34 PM, 01/03/2019 - Văn hóa

Văn hóa Hòa Bình là một nền văn hóa tiền sử nổi tiếng ở Việt Nam và khu vực Đông Nam Á. Kể từ năm 1932, khi văn hóa Hòa Bình lần đầu tiên được công nhận trên diễn đàn khoa học thế giới, đến nay đã có gần 200 di tích Hòa Bình được phát hiện ở nhiều nước Đông Nam Á, song chưa ở đâu di tích Hòa Bình phân bố dày đặc và phong phú như ở Việt Nam (hơn 150 địa điểm). Việt Nam được nhiều nhà khoa học nước ngoài xem là quê hương của văn hóa Hòa Bình. Các di tích Hòa Bình ở Việt Nam được phát hiện và nghiên cứu trong nhiều thời kỳ khác nhau, do nhiều tổ chức và cá nhân tiến hành. Giới khoa học đã đề xuất nhiều ý kiến khác nhau, từ những vấn đề lý luận đến khái niệm và những vấn đề cơ bản của nền văn hóa này. Do nội dung phong phú và phức tạp của nền văn hóa Hòa Bình, nên đến nay vẫn tồn tại nhiều vấn đề đang thảo luận và nghiên cứu.

Chủ đề liên quan: Văn hóa Hòa Bình , văn hóa tiền sử , di tích Hòa Bình , Việt Nam , Trình Năng Chung , Tạp chí khoa học xã hội , nghiên cứu khoa học xã hội ,

Tư tưởng khoan dung và lạc quan của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

Tư tưởng khoan dung và lạc quan của Nguyễn Du trong Truyện Kiều

10:00 AM, 27/12/2018 - Văn hóa

Bài viết phân tích về tư tưởng khoan dung và lạc quan của Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Điều đó thể hiện ở chỗ, Nguyễn Du sự thấu hiểu và đồng cảm sâu sắc đối với những con người khốn khổ, nạn nhân của tình trạng áp bức và bất công trong xã hội, ông tin vững chắc vào tương lai tươi sáng của những người lương thiện có lòng kiên trì chịu đựng và vượt qua khó khăn, đau khổ. Tư tưởng khoan dung và lạc quan có tầm quan trọng đối với sự phát triển của xã hội ta trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay.

Chủ đề liên quan: Nguyễn Du , Truyện Kiều , tư tưởng , khoan dung , lạc quan , Nguyễn Tấn Hùng , khoa học xã hội , nghiên cứu khoa học , Viện hàn lâm khoa học xã hội , Viện Hàn Lâm , Tạp chí khoa học xã hội ,

Hỗ trợ kinh tế giữa người cao tuổi và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay

Hỗ trợ kinh tế giữa người cao tuổi và con cái trong gia đình Việt Nam hiện nay

08:46 AM, 26/12/2018 - Xã hội

Hỗ trợ kinh tế giữa cha mẹ và con cái liên quan đến đặc điểm về văn hóa, đạo đức, kinh tế của thành viên gia đình. Ở những nước Đông Á như Việt Nam, hỗ trợ kinh tế thường từ con cái đến cha mẹ hơn là từ cha mẹ đến con cái. Hỗ trợ kinh tế từ con cái cho cha mẹ, và ngược lại, phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm sức khỏe, kinh tế, xã hội của chính cha mẹ, cũng như phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ từ thể chế và cộng đồng đối với người cao tuổi (NCT) hiện nay.

Chủ đề liên quan: Hỗ trợ kinh tế , người cao tuổi , Gia đình , Việt Nam , Trần Thị Minh Thi , khoa học xã hội , nghiên cứu khoa học , Viện hàn lâm khoa học xã hội , Viện Hàn Lâm , Tạp chí khoa học xã hội ,

< 1 2 3 >