ngôn ngữ - Các bài viết về ngôn ngữ, tin tức ngôn ngữ

Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề ngôn ngữ. Mời các bạn đón đọc các bài viết về ngôn ngữ và chia sẻ thông tin ngôn ngữ trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Chia sẻ chủ đề:

BÀI VIẾT VỀ "ngôn ngữ"

Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay

Sự sinh tồn của các ngôn ngữ ở Việt Nam hiện nay

10:00 AM, 16/05/2019 - Văn hóa

Do ảnh hưởng của những nhân tố khách quan và chủ quan (dân số, văn hóa - ngôn ngữ, tâm lí - xã hội, chính sách ngôn ngữ và sự việc thực thi chính sách ngôn ngữ này), nên nhiều ngôn ngữ dân tộc thiểu số ở Việt Nam đang suy yếu. Một số bộ phận đáng kể người dân tộc thiểu số quên tiếng dân tộc mình. Việc bảo tồn và phát triển ngôn ngữ dân tộc thiểu số cần phải được chú ý hơn nữa., Bbởi vì đây là một nét bản sắc trong văn hóa truyền thống của mỗi dân tộc, đồng thời cũng là phương tiện giúp cho việc giáo dục, truyền thông và phát triển kinh tế - xã hội ở các vùng dân tộc thiểu số.

Chủ đề liên quan: Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội , ngôn ngữ , Việt Nam ,

Ngôn ngữ và Tiếng Việt từ cách tiếp cận của lôgic học

Ngôn ngữ và Tiếng Việt từ cách tiếp cận của lôgic học

02:00 PM, 18/10/2018 - Văn hóa

Nói đến tư duy là nói đến ý thức, tri thức, văn hóa, đạo đức của con người. Ngôn ngữ không phải là tư duy, nhưng ngôn ngữ không tách rời tư duy, vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện để con người thực hiện hoạt động tư duy và truyền đạt tư duy cho nhau. Những hình thức cơ bản nhất của ngôn ngữ là tiếng nói và chữ viết. Giữa tư duy với tiếng nói và chữ viết có quan hệ phức tạp. Điều đó đúng đối với mọi thứ tiếng, trong đó có Tiếng Việt. Tiếng Việt dưới hình thức tiếng nói và chữ viết là tài sản tinh thần vô giá của người Việt Nam. Tiếng nói Việt có khả năng biểu đạt rõ ràng tư duy phong phú, sâu sắc và tinh tế của người Việt. Chữ viết Việt hiện nay là chữ Quốc ngữ; chữ đó dễ đọc, dễ viết, dễ ghi được tiếng nói Việt, dễ tương thích với các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, dễ hội nhập quốc tế. Người Việt Nam cần được trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt. Trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt cũng là trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển tư duy, văn hóa, tâm hồn của người Việt.

Chủ đề liên quan: Tư duy , ngôn ngữ , tiếng việt , Nguyễn Ngọc Hà , khoa học xã hội , nghiên cứu khoa học , Viện hàn lâm khoa học xã hội , Viện Hàn Lâm , Tạp chí khoa học xã hội ,

< 1 2 3 >