Triết học - Các bài viết về Triết học, tin tức Triết học

Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề Triết học. Mời các bạn đón đọc các bài viết về Triết học và chia sẻ thông tin Triết học trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Chia sẻ chủ đề:

BÀI VIẾT VỀ "Triết học"

Tính tương đối của tự do

Tính tương đối của tự do

08:00 AM, 14/05/2019 - Chính trị

Tự do là một thuộc tính đặc biệt chỉ có ở con người có ý thức. Người tự do có khả năng tự lựa chọn để làm hay không làm một việc nào đó theo ý thích của mình mà không bị ép buộc bởi người khác; người không tự do (hay người nô lệ) không có khả năng như vậy. Tự do là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tự do có tính tương đối. Con người càng nhận thức được nhiều tính tất yếu của tự nhiên, và càng ít bị sự cưỡng bức bởi người khác, thì càng có nhiều tự do. Khi còn nhà nước và pháp luật, một số người không có tự do vì bắt buộc phải thực hiện pháp luật một cách không tự nguyện. Khi nhà nước và pháp luật mất đi thì tự do của mỗi người mới là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người. Nhưng ngay cả khi nhà nước và pháp luật mất đi, mỗi người vẫn không có tự do hoàn toàn vì vẫn phải từ bỏ tự nguyện một phần ý thích riêng để tuân theo các quy tắc đạo đức của xã hội. Con người không bao giờ có tự do tuyệt đối.

Chủ đề liên quan: Tạp chí khoa học xã hội , khoa học xã hội , khái niệm tự do , Triết học ,

Minh triết phương Đông và triết học phương Tây – Một vài điểm tham chiếu

Minh triết phương Đông và triết học phương Tây – Một vài điểm tham chiếu

02:00 PM, 01/08/2018 - Chính trị

Hai khái niệm “Đông”, “Tây” mới xuất hiện khoảng vài ba thế kỷ gần đây. “Đông” chỉ phương mặt trời mọc, chỉ các nước Châu Á, chỉ các nền văn minh trên lưu vực ba con sông, đó là sông Nin, sông Ganga (sông Hằng) và sông Hoàng Hà; còn phương Tây cũng không phải là tất cả các nước còn lại, mà chủ yếu chỉ các nước Tây Âu, như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... Minh triết phương Đông và triết học phương Tây do đặc thù của xã hội mỗi nơi qui định, nên khác nhau ở nhiều điểm. Đó là khác nhau ở: cách tiếp cận; tính chất, mục đích, đối tượng; phương pháp nhận thức; con đường đi đến chân lý, trí tuệ, tri thức; mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể; công cụ, phương tiện nhận thức; con đường phát triển; ngay phép biện chứng ở hai phương trời cũng khác nhau.

Chủ đề liên quan: Triết học , minh triết , phương Đông , phương Tây , Tác giả: GS.TS. Nguyễn Hùng Hậu , Nguyễn Hùng Hậu , khoa học xã hội , Tạp chí khoa học xã hội ,

Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á

Bí ẩn Châu Á trong tấm gương triết học Châu Á

10:18 AM, 27/12/2017 - Xã hội

Triết học Châu Á hay là triết lý Châu Á không phải là một khái niệm triết học. Đây chỉ là một cách gọi tương đối. Nó khá mơ hồ, không đủ rõ ràng, không có nội hàm xác định, càng không được hiểu như nhau trong mọi văn cảnh.

Chủ đề liên quan: Triết học , Triết học châu Á , bí ẩn châu Á ,

< 1 2 3 >