-
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Cuộc đời mỗi chúng ta đều được vun đắp bởi những kỷ niệm để lớn lên, trưởng thành và già đi trong những điều ý nghĩa. Nhưng có lẽ, với VIOLE thì những kỷ niệm còn đọng lại trong tôi sẽ mãi là những hồi ức tuổi xuân, bởi thời gian tới VIOLE sẽ không còn nữa. Cả một bầu trời tuổi trẻ nhiệt huyết, với bao kỷ niệm thân thương cùng đồng nghiệp, những buổi tọa đàm, hội thảo, những đợt tập diễn văn nghệ, thể thao, và cả những tiếng cười ở 36 Hàng Chuối rồi đây sẽ chỉ còn là kỷ niệm trong tâm trí mỗi người của VIOLE, bởi không lâu nữa mỗi người sẽ có những ngã rẽ riêng cho cuộc đời mình.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ theo Đề án “Tăng cường hợp tác quốc tế để xây dựng và phát triển ngành Halal của Việt Nam đến năm 2030” theo Quyết định số 10/QĐ-TTg ngày 14/02/2023, chiều ngày 14/8/2023, tai trụ sở 176 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội, Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông cùng Viện Nghiên cứu Tôn giáo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam tổ chức hội thảo “Văn hoá Islam và triển vọng phát triển ngành Halal ở Việt Nam”, với sự tham gia của hơn 50 nhà nghiên cứu, đại diện chủ doanh nghiệp, các cơ quan báo chí đến đưa tin.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Sáng ngày 25 tháng 12 năm 2022, Hội đồng nghiệm thu đề tài cấp Bộ do PGS.TS. Nguyễn Đức Minh là chủ tịch hội đồng và các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã tiến hành nghiệm thu đề tài cấp bộ năm 2021- 2022 “Nghiên cứu văn học Trung Quốc hai thập niên đầu thế kỷ XXI” do TS. Nguyễn Thị Hiền làm chủ nhiệm, Viện Thông tin Khoa học xã hội là cơ quan chủ trì. Đề tài đã được Hội đồng nghiệm thu cấp Bộ đánh giá đạt loại xuất sắc.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Sáng 25/11/2022, tại Hà Nội, Hội nghị thường niên lần thứ 45 của Liên đoàn các Hội Khoa học Kinh tế ASEAN (FAEA-45) chính thức khai mạc với chủ đề "Phục hồi và tăng trưởng kinh tế ở các nước ASEAN sau đại dịch COVID-19 và trong bối cảnh nền kinh tế quốc tế có những biến động lớn". Liên đoàn FAEA có 7 nước tham gia chính thức là Campuchia, Indonesia, Malaysia, Philipin, Singapo, Thai Lan và Việt Nam và 4 nước khác là khách mời gồm: Brunei, Lào, Myanma và Đông Timo. Hội nghị khoa học lần này có sự tham gia của 9/10 nước ASEAN (Brunei vắng mặt), trong đó có 40 đại biểu đến từ nước ngoài.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Ngày 13/7/2022, Lễ khai mạc Triển lãm “Di sản nghệ thuật Iran, cái nôi của nền văn minh” đã được diễn ra tại Tòa nhà Cánh Diều, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam (Bảo tàng), Triển do Bảo tàng phối hợp với Đại sứ quán nước Iran, Tổ chức Văn hóa và quan hệ Hồi giáo Iran thực hiện.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Ngày 13/6/2022, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) phối hợp với Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tổ chức Diễn đàn Vì tương lai Việt – Hàn lần thứ V với chủ đề “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc: Hướng tới nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ tiêu thống kê quốc gia về biển-hải đảo và bộ chỉ tiêu đánh giá quốc gia biển mạnh; ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật trong khâu chế biến, bảo quản và xuất khẩu thủy sản; chú trọng bảo vệ các hệ sinh thái biển, đảo, khoanh vùng, bảo vệ các khu, hệ sinh thái san hô, cỏ biển… là những giải pháp trọng tâm cần thực hiện để phát triển kinh tế biển bền vững, tận dụng được hết tiềm năng, thế mạnh.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Trong bối cảnh đổi mới và hội nhập, văn hóa đã trở thành một lĩnh vực hết sức quan trọng, có vai trò làm bệ đỡ cho mọi hoạt động của tổ chức, cộng đồng và quốc gia. Điều này càng được khẳng định mạnh mẽ ở khu vực nông thôn, nơi văn hóa gắn bó mật thiết với đời sống sinh hoạt và lao động của người nông dân, có khả năng tác động trực tiếp tới mỗi người dân và tạo ra những nét bản sắc riêng. Việc làm thế nào để tạo ra một môi trường văn hóa (MTVH) tích cực, phong phú, đa dạng và giàu bản sắc ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng đã trở thành yêu cầu quan trọng và cấp thiết hiện nay
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giáo dục đại học ở Việt Nam luôn được cả xã hội quan tâm. Trong hơn 35 năm đổi mới, giáo dục đại học đã đạt được những thành tựu không nhỏ, song cũng còn những hạn chế, tồn tại. Do đó, đổi mới hệ thống giáo dục đại học đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
(Nghiên cứu - Trao đổi) - Trong những giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Vì có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển.