khoa học xã hội - Các bài viết về khoa học xã hội, tin tức khoa học xã hội
Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề khoa học xã hội. Mời các bạn đón đọc các bài viết về khoa học xã hội và chia sẻ thông tin khoa học xã hội trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Ở Việt Nam kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đó là một nội dung mới trong nhận thức hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam so với thời kỳ trước đổi mới. Nhưng hiện nay nhiều người chưa nhận thức đúng về bản chất và vai trò của kinh tế tư nhân. Về bản chất kinh tế tư nhân nói chung là tích cực, vì nó góp phần tạo ra của cải vật chất, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của xã hội. Để làm cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn với tất cả tiềm năng của nó thì cần tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế tư nhân, những người còn kỳ thị với kinh tế tư nhân cần phải thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân.
Chủ đề liên quan:
Kinh tế tư nhân
,
Kinh tế thị trường
,
động lực
,
phát triển
,
Trần Thị Bình
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Ở Việt Nam hiện nay, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các đô thị; từ đó lao động giúp việc gia đình trở nên quan trọng; số lượng các gia đình có mức thu nhập ổn định tăng nhanh; nhu cầu tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều gia đình đang cần có người lao động giúp việc gia đình. Tuy nhiên, lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) còn thiếu tính chuyên nghiệp, quyền và lợi ích của nhiều LĐGVGĐ chưa được bảo đảm. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm đưa loại hình lao động giúp việc ngày càng chuyên nghiệp hơn.
Chủ đề liên quan:
Lao động
,
giúp việc gia đình
,
Việt Nam
,
Đào Thị Mai Ngọc
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Bài viết phân tích những nhận thức lý luận mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Theo tác giả, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội của Đổi mới - Trí tuệ - Dân chủ - Đoàn kết và Phát triển. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Báo cáo Chính trị) được kết cấu theo vấn đề với điểm nhấn là: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Báo cáo Chính trị cân nhắc thận trọng, đảm bảo tính khách quan và quan điểm lịch sử cụ thể trong đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và thành tựu 30 năm đổi mới. Báo cáo Chính trị thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu.
Chủ đề liên quan:
Đảng Cộng sản Việt Nam
,
Đại hội XII
,
văn kiện đại hội
,
lý luận
,
nhận thức mới
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Là một cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn chính sách, trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
Chủ đề liên quan:
Nguyễn Quang Thuấn
,
GS TS Nguyễn Quang Thuấn
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội từ khi ra đời đã cung cấp cho giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ một vũ khí lý luận khoa học để đấu tranh giải phóng con người. Học thuyết đó đã và đang bị nhiều người phê phán. Trong thời đại hiện nay, trước những biến đổi to lớn của thực tiễn xã hội, đặc biệt trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô, sự phê phán học thuyết đó của C.Mác càng tăng cường hơn không chỉ từ phía các thế lực thù địch, mà ngay cả từ hàng ngũ những người mác-xít.
Chủ đề liên quan:
Tính khoa học hạn chế
,
học thuyết C.Mác
,
hình thái kinh tế - xã hội
,
Dương Văn Thịnh
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Bằng phương pháp định lượng, đề tài nhận diện được phong cách ngôn ngữ; đặc trưng cơ bản của một phong cách ngôn ngữ; phong cách ngôn ngữ của một văn bản nhất định. Qua đó đánh giá mức độ đạt chuẩn phong cách của văn bản được tạo lập.
Chủ đề liên quan:
Vũ Thị Sao Chi
,
TS. Vũ Thị Sao Chi
,
Viện Ngôn ngữ học
,
tiếng việt
,
phương pháp định lượng
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Nói đến tư duy là nói đến ý thức, tri thức, văn hóa, đạo đức của con người. Ngôn ngữ không phải là tư duy, nhưng ngôn ngữ không tách rời tư duy, vì ngôn ngữ là vỏ vật chất của tư duy. Ngôn ngữ là phương tiện để con người thực hiện hoạt động tư duy và truyền đạt tư duy cho nhau. Những hình thức cơ bản nhất của ngôn ngữ là tiếng nói và chữ viết. Giữa tư duy với tiếng nói và chữ viết có quan hệ phức tạp. Điều đó đúng đối với mọi thứ tiếng, trong đó có Tiếng Việt. Tiếng Việt dưới hình thức tiếng nói và chữ viết là tài sản tinh thần vô giá của người Việt Nam. Tiếng nói Việt có khả năng biểu đạt rõ ràng tư duy phong phú, sâu sắc và tinh tế của người Việt. Chữ viết Việt hiện nay là chữ Quốc ngữ; chữ đó dễ đọc, dễ viết, dễ ghi được tiếng nói Việt, dễ tương thích với các phương tiện công nghệ thông tin hiện đại, dễ hội nhập quốc tế. Người Việt Nam cần được trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt. Trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển Tiếng Việt cũng là trân trọng, nâng niu, giữ gìn và phát triển tư duy, văn hóa, tâm hồn của người Việt.
Chủ đề liên quan:
Tư duy
,
ngôn ngữ
,
tiếng việt
,
Nguyễn Ngọc Hà
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Giá trị văn hóa Việt Nam chính là giá trị con người Việt Nam, hay về cơ bản trùng với hệ giá trị con người Việt Nam. So với vài thập niên trước đây, văn hóa Việt Nam hiện nay, ở tất cả các dạng hoạt động và với tất cả các loại hình của nó, đều có những thay đổi theo cả hai chiều tích cực và tiêu cực. Ở khá nhiều loại hình thuộc hoạt động văn hóa, hệ giá trị văn hóa Việt Nam đã không còn lạc lõng, không còn thua kém bao nhiêu so với các nền văn hóa có kinh nghiệm.Tuy nhiên, hệ giá trị văn hóa Việt Nam hiện nay đang có các hiện tượng tiêu cực: đạo đức bị xuống cấp, con người bị tha hóa,sự lệch lạc về giá trị và sự giả dối lại được coi là bình thường,niềm tin bị suy giảm. Muốn cho đất nước phát triển, văn hóa trở lại với các chân giá trị, thì mỗi cá nhân và các tổ chức xã hội phải thật sự nghiêm khắc với những thói hư tật xấu này.
Chủ đề liên quan:
Hệ giá trị văn hóa
,
hệ giá trị con người
,
Việt Nam
,
Hồ Sĩ Quý
,
Viện Thông tin Khoa học xã hội
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Sáng ngày 10/10/2018, tại trụ sở 26 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam đã tổ chức Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập (10/10/1983-10/10/2018) và Hội thảo khoa học “Nâng cao tính chuyên nghiệp tổ chức xuất bản tạp chí trong bối cảnh hội nhập quốc tế”.
Chủ đề liên quan:
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
,
Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập
,
hội thảo khoa học
,
hội nhập quốc tế
,
khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
tạp chí khoa học
,
Trong những năm gần đây, hiện tượng tôn giáo mới (HTTGM) ở Việt Nam đã được một số ngành và nhà khoa học chú ý nghiên cứu. Mặc dù các công trình công bố còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu bước đầu đã đánh giá khái quát về các HTTGM. Bài viết tập trung phân tích một số đặc điểm và ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), ổn định chính trị và trật tự xã hội của các HTTGM ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên hiện nay. Đây là địa bàn có nhiều HTTGM nhất của nước ta, đặc biệt là những tổ chức xuất hiện và phát triển trong các dân tộc thiểu số tại chỗ (DTTSTC), một số tổ chức có những đặc điểm riêng, phạm vi hoạt động tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng khá sâu sắc, nhưng vẫn còn ít được nghiên cứu.
Chủ đề liên quan:
Nguyễn Văn Minh
,
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
,
Hiện tượng tôn giáo mới
,
tôn giáo
,
tín ngưỡng
,
Tây Nguyên
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,