đổi mới - Các bài viết về đổi mới, tin tức đổi mới
Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề đổi mới. Mời các bạn đón đọc các bài viết về đổi mới và chia sẻ thông tin đổi mới trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐKT, TCTNN), nhằm thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, tích cực hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các năm 2011-2015, việc cơ cấu lại DNNN đã được các bộ, ngành triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay, trong bối cảnh và yêu cầu của thời kỳ mới, tiến độ cơ cấu lại DNNN đang có chiều hướng chậm lại. Vì vậy, Chính phủ, các địa phương và DNNN cần tập trung nghiên cứu, đánh giá kịp thời, chỉ ra những khó khăn và thách thức; từ đó đưa ra những giải pháp thật cụ thể, mạnh mẽ hơn để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2016-2020.
Chủ đề liên quan:
nông nghiệp
,
đổi mới
,
Việt Nam
,
Hoàng Thị Bích Loan
,
Đinh Phương Hoa
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Bài viết phân tích các quan điểm mới trong hệ tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Đó là những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, về vấn đề quan hệ giữa các quốc gia, về hệ thống chính trị, về việc thực hiện dân chủ. Theo tác giả, những quan điểm mới đó đã làm cho bộ mặt chính trị nước ta thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước.
Chủ đề liên quan:
đổi mới
,
hệ tư tưởng chính trị
,
Đảng Cộng sản Việt Nam
,
GS.TS Dương Phú Hiệp
,
Dương Phú Hiệp
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và những khó khăn, bất ổn trong nền kinh tế đang gia tăng buộc Việt Nam phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, đổi mới thể chế cũng được xem như các khâu “đột phá” chiến lược cần được thực thi. Tuy vậy, đổi mới thể chế, trên thực tế, chưa được xem như là lĩnh vực cốt yếu, cần được ưu tiên. Việc đổi mới và hoàn thiện thể chế còn diễn ra chậm chạp, thường nghiêng về những đổi mới cục bộ trong lĩnh vực thể chế kinh tế. Ngay trong phạm vi này, việc xác lập và thực thi một cách nhất quán hệ thống quyền sở hữu tài sản hiệu quả cũng chưa được xem trọng. Đây là những lý do khiến cho quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không diễn ra như kỳ vọng.
Chủ đề liên quan:
đổi mới
,
thể chế kinh tế
,
Việt Nam
,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
,
TS. Phí Mạnh Hồng
,
Phí Mạnh Hồng
,
khoa học xã hội
,
Trong thời kì văn học trung đại Việt Nam, các nhà nho viết văn, làm thơ chủ yếu để mua vui, thù tạc hay giáo huấn đạo đức, vì thế họ chưa bao giờ xem tác phẩm văn học là một sản phẩm hàng hóa. Từ đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện một quan niệm mới coi viết văn cũng là một nghề để kiếm sống (người mở đầu là Tản Đà), thì các nhà văn mới ý thức rằng tác phẩm văn chương cũng là một sản phẩm hàng hoá và phải chịu sự chi phối của kinh tế thị trường. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường tác động mạnh tới văn học, nhờ đó mở ra một giai đoạn phát triển mới của văn học.
Chủ đề liên quan:
Kinh tế thị trường
,
văn học Việt Nam
,
đổi mới
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
tạp chí khoa học
,
Hệ giá trị gia đình Việt Nam từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội hiện nay đang biến đổi mạnh mẽ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Các hợp phần của hệ giá trị gia đình có mức độ và cường độ biến đổi rất khác nhau: trong khi các giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế - vật chất thay đổi khá triệt để, thì các giá trị trong quan hệ giữa người với người và đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng lại biến đổi dần dần, tiệm tiến; các giá trị có cội nguồn từ văn hóa bản địa có sức sống trường tồn hơn các giá trị vay mượn từ bên ngoài.
Chủ đề liên quan:
Lê Ngọc Văn
,
Gia đình
,
hệ giá trị
,
đổi mới
,
biến đổi hệ giá trị gia đình.PGS.TS Lê Ngọc Văn
,