Đề tài: Nhập khẩu đầu vào trong công nghiệp gia công ở Việt Nam
Cập nhật 00:00 ngày 28/11/2018
(Đề tài nghiên cứu) - Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhập khẩu đầu vào và vận dụng học thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) như là một trong những căn cứ để đưa ra quan niệm trong việc xác định một cơ cấu nhập khẩu hợp lý trong nền kinh tế, cũng như trong công nghiệp gia công ở Vi
Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Thị Tố Quyên
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Kinh tế Việt Nam
Thời gian thực hiện: từ tháng 1 - 2015 đến tháng 12 - 2016
Thời gian nghiệm thu cấp Bộ: 3 - 3 - 2017
Nội dung nghiên cứu:
+ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về nhập khẩu đầu vào và vận dụng học thuyết Heckscher-Ohlin (H-O) như là một trong những căn cứ để đưa ra quan niệm trong việc xác định một cơ cấu nhập khẩu hợp lý trong nền kinh tế, cũng như trong công nghiệp gia công ở Việt Nam.
+ Đánh giá thực trạng nhập khẩu đầu vào trong công nghiệp gia công ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu xu hướng nhập khẩu một số đầu vào chủ yếu trong ngành công nghiệp gia công dệt may và cơ khí chế tạo trong khoảng thời gian từ 5 đến 10 năm gần đây. Nhận định về xu hướng nhập khẩu đầu vào trong công nghiệp gia công ở Việt Nam trong khoảng thời gian này. Giải thích lý do tại sao công nghiệp gia công ở Việt Nam lại có thực trạng và xu hướng nhập khẩu đầu vào như vậy.
+ Chỉ rõ cơ hội và thách thức đặt ra đối với sản xuất đầu vào trong công nghiệp nói chung và công nghiệp gia công trước bối cảnh trong nước và quốc tế mới, đặc biệt khi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, nhưng thiếu vắng sự tham gia của Mỹ.
+ Đề xuất mang tính gợi ý những chính sách thông qua các giải pháp giảm dần nhập khẩu đầu vào trong công nghiệp gia công, tiến đến một cơ cấu nhập khẩu hợp lý trong giai đoạn tới trên phương diện toàn nền kinh tế và phương diện ngành công nghiệp gia công ở Việt Nam.
Đề tài xếp loại: Khá.
BBT