Đề tài: Dân chủ hóa kinh tế ở Việt Nam hiện nay
Cập nhật 09:09 ngày 15/11/2018
(Đề tài nghiên cứu) - Phân tích một số vấn đề lý luận về dân chủ hóa trong kinh tế ở Việt Nam: khái niệm dân chủ và dân chủ hóa; khái niệm chung về dân chủ hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay; tính tất yếu, vai trò của dân chủ kinh tế ở Việt Nam.
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Vũ Văn Viên
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Triết học
Thời gian thực hiện: Từ tháng 1 - 2015 đến tháng 12 - 2016
Thời gian nghiệm thu cấp Bộ: 10 - 3 - 2017
Nội dung nghiên cứu:
+ Phân tích một số vấn đề lý luận về dân chủ hóa trong kinh tế ở Việt Nam: khái niệm dân chủ và dân chủ hóa; khái niệm chung về dân chủ hóa trong kinh tế ở Việt Nam hiện nay; tính tất yếu, vai trò của dân chủ kinh tế ở Việt Nam.
+ Phân tích: thực trạng dân chủ hóa kinh tế ở nước ta hiện nay (các thành tựu cơ bản; hạn chế, nguyên nhân của những hạn chế); một số vấn đề đặt ra (quan hệ giữa tập trung và dân chủ; giữa nhất nguyên chính trị và đa nguyên kinh tế; vấn đề sở hữu còn nhiều bất cập).
+ Đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh dân chủ hóa kinh tế ở Việt Nam, đó là: dân chủ hóa kinh tế phải phù hợp với sự phát triển lành mạnh, nhất quán của kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; dân chủ hóa kinh tế phải đảm bảo giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, vai trò quản lý điều tiết của Nhà nước, mọi lợi ích chính đáng đều thuộc về nhân dân; mở rộng dân chủ của nhân dân trong việc thanh gia xây dựng và thực hiện các quyết sách kinh tế; mở rộng quyền trong sản xuất, kinh doanh và hợp tác kinh tế của các chủ thể kinh tế; thực hiện phân quyền hợp lý trong hoạt động kinh tế giữa nhà nước và các địa phương; xây dựng cơ chế đầy đủ cho việc thực hiện dân chủ hóa kinh tế và cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các thành phần kinh tế; đổi mới công tác quản lý về kinh tế theo hướng dân chủ hóa kinh tế.
Đề tài xếp loại: Khá.
Thanh Thủy