Đề tài: Nghiên cứu hệ thống di tích khảo cổ hang động ở miền núi biên giới tỉnh Nghệ An

Cập nhật 14:15 ngày 18/05/2018
(Đề tài nghiên cứu) - Làm rõ những giá trị di sản văn hóa nổi bật về sự hình thành đầu tiên của người hiện đại, sự tương thích của con người với những biến động khắc nghiệt của môi trường vùng thượng lưu sông Lam được thể hiện ở mô thức cư trú hang động, chiến lược khai thác thức ăn trong các thung lũng karst, hành vi và kỹ thuật chế tác công cụ đá và việc xuất hiện đồ gốm đất nung vào giai đoạn hậu kỳ Đá mới.
Chủ nhiệm đề tài: PGS.TS. Nguyễn Khắc Sử
 
Cơ quan chủ trì đề tài: Viện Khảo cổ học
 
Thời gian thực hiện: từ tháng 5 - 2015 đến tháng 12 - 2016
 
Thời gian nghiệm thu cấp Bộ: 28 - 2 - 2017
 
 
Hình minh họa
 
Nội dung nghiên cứu:
 
    + Hệ thống hóa tư liệu khảo cổ đã công bố liên quan đến đề tài, tiến hành điền dã thực địa vùng núi biên giới tỉnh Nghệ An.
 
    + Nghiên cứu đặc trưng, niên đại, diễn trình văn hóa tiền sử vùng núi biên giới tỉnh Nghệ An.
 
    + Làm rõ những giá trị di sản văn hóa nổi bật về sự hình thành đầu tiên của người hiện đại, sự tương thích của con người với những biến động khắc nghiệt của môi trường vùng thượng lưu sông Lam được thể hiện ở mô thức cư trú hang động, chiến lược khai thác thức ăn trong các thung lũng karst, hành vi và kỹ thuật chế tác công cụ đá và việc xuất hiện đồ gốm đất nung vào giai đoạn hậu kỳ Đá mới.
 
Đề tài xếp loại: Xuất sắc.                       
 
 
Cập nhật tin tức về khoa học xã hội tại: tapchikhxh.vass.gov.vn