Việt Nam - Các bài viết về Việt Nam, tin tức Việt Nam
Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề Việt Nam. Mời các bạn đón đọc các bài viết về Việt Nam và chia sẻ thông tin Việt Nam trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về Khổng giáo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Khổng giáo là một tôn giáo, ra đời trong chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị về tư tưởng ở Trung Quốc từ khi được xác lập đến Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Nhận định trên là chưa chính xác, Khổng giáo là một loại hình Nho giáo, Khổng giáo không phải là tôn giáo; xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ; không phải bao giờ cũng là hệ tư tưởng chính thống ở Trung Quốc và Việt Nam.
Chủ đề liên quan:
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
,
Lê Huy Thực
,
Khổng giáo
,
Nho giáo
,
tôn giáo
,
Việt Nam
,
Từ khi đổi mới (1986) đến nay, văn học đại chúng ở Việt Nam đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay, văn học đại chúng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng cho dù tâm thế tiếp nhận và thừa nhận nó từ phía người đọc là rất khác nhau. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt góp phần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sự suy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.
Chủ đề liên quan:
Văn học đại chúng
,
sự phát triển
,
Việt Nam
,
khoa học xã hội
,
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
,
PGS.TS. Nguyễn Đăng Điệp
,
Nguyễn Đăng Điệp
,
Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội khóa XIII đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn 2016-2020 đạt mức từ 6,5%-7%. Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất định, tình hình trong nước còn khó khăn, kết quả thực hiện của năm 2016 và nửa đầu 2017 chưa đạt như mong đợi, nhiệm vụ càng đè nặng lên các năm 2018-2020. Điều này đòi hỏi tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau càng phải cao hơn, song cần phải bền vững. Thêm vào đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam lại càng phải tăng tốc để có thể bắt kịp và tận dụng đòn bẩy công nghệ vô cùng lớn lao này trong việc nâng cao chất lượng của tăng trưởng. Theo đó, hệ thống tài chính, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, đòi hỏi phải phát triển ở mức độ sâu hơn, hiện đại hơn, song vẫn đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trước những biến động của thị trường tài chính toàn cầu.
Chủ đề liên quan:
Hệ thống tài chính
,
tăng trưởng kinh tế
,
Việt Nam
,
Cải cách thể chế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xem là một trong những đột phá chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Các cuộc tranh luận tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, những thể chế nền tảng của kinh tế thị trường đã được nhận thức khá đầy đủ, tuy nhiên nỗ lực xây dựng hoặc vận dụng các thể chế này vẫn chưa mang lại kết quả rõ rệt. Nguyên nhân cơ bản là Việt Nam vẫn chưa thiết lập được một môi trường quản trị quốc gia phù hợp và hiện đại, giúp các nỗ lực cải cách thể chế kinh tế có thể tiến xa hơn, bắt kịp với chuẩn mực thế giới. Do vậy, cải cách thể chế kinh tế sẽ khó thể sâu, rộng và thành công nếu không đi kèm với những nỗ lực cải thiện mạnh mẽ nền quản trị đất nước.
Chủ đề liên quan:
Nền quản trị quốc gia
,
cải cách thể chế
,
tăng trưởng kinh tế
,
Việt Nam
,
Nguyễn Quang Thuấn
,
GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Từ khi kinh tế học thể chế gắn liền với tên tuổi của Daron Acemoglu và James A. Robinson trở thành thời thượng, thì vai trò của thể chế kinh tế và thể chế chính trị được coi là nhân tố cơ bản và chủ yếu quyết định sự thịnh vượng của các quốc gia.
Chủ đề liên quan:
Chỉ số thành bại quốc gia
,
FSI
,
Việt Nam
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Nghiên cứu an sinh xã hội (ASXH) trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đòi hỏi phải chú ý đến chính sách an sinh đối với các gia đình. Tuy nhiên, có rất ít chính sách an sinh xã hội dành riêng cho gia đình, lấy gia đình làm đơn vị thụ hưởng hay can thiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, các chính sách an sinh xã hội dành cho đối tượng cụ thể hay những thành viên xác định trong mỗi gia đình lại có khá nhiều. Thực tế đóphản ánh sự thiếu hụt các chính sách an sinh cho gia đình hiện nay.
Chủ đề liên quan:
An sinh xã hội
,
Gia đình
,
chính sách an sinh xã hội
,
Việt Nam
,
GS.TS. Đặng Nguyên Anh
,
Đặng Nguyên Anh
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Trong thời gian gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã trở thành chủ đề được nghiên cứu, phân tích và bàn luận rộng rãi tại nhiều diễn đàn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Thực tế cho thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt Nam.
Chủ đề liên quan:
Cách mạng công nghiệp 4.0
,
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
,
Việt Nam
,
PGS.TS Bùi Nhật Quang
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí một mặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loại văn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quan trọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học nước nhà.
Chủ đề liên quan:
Nam phong tạp chí
,
Phạm Quỳnh
,
văn học nghệ thuật
,
Việt Nam
,
Nguyễn Hữu Sơn
,
PGS.TS. Nguyễn Hữu Sơn
,
Phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước. Hiện nay, nhân lực KH&CN của Việt Nam không phải ít so với quy mô dân số, cũng như so với các nước trong khu vực; nhưng có cơ cấu và chất lượng hạn chế. Việt Nam cần tiếp tục xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN mang tính chiến lược và phù hợp hơn để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng quốc tế hiện nay.
Chủ đề liên quan:
Khoa học công nghệ
,
nhân lực
,
phát triển nguồn nhân lực
,
Việt Nam
,
Đỗ Tuấn Thành
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học xã hội
,
Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngay từ những năm 1950, các nhà kinh tế học của Liên Hợp quốc đã coi sự thiếu hụt về vốn là một hạn chế chủ yếu của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển(1). Là quốc gia đang phát triển, công nghiệp hóa, nguồn lực còn rất hạn chế, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả là nhân tố quyết định trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Chủ đề liên quan:
huy động vốn
,
đầu tư
,
Việt Nam
,