Xem nhiều nhất

Lịch sử tiếp biến văn hóa ở Việt Nam

Lịch sử tiếp biến văn hóa ở Việt Nam

08:00 AM, 24/08/2018 - Văn hóa

(Xem nhiều nhất) - Vận dụng cách tiếp cận liên ngành, đối chiếu, sàng lọc, sắp xếp các thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học (khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, địa chất học, sinh học...), bài viết phác họa lại bốn chặng đường tiếp biến văn hóa từ thời tiền Việt - Mường đến thời cận đại ở Việt Nam. Từ cội nguồn đầu tiên là văn hóa Môn - Khmer chuyên về nương rẫy và săn câu lượm hái, cư dân tiền Việt - Mường đã tiếp biến văn hóa của người Tày cổ để phát triển nền nông nghiệp lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ. Tiếp đó, họ tiếp biến văn hóa của người Hán, người Thái và chuyển biến thành hai tộc người cư trú liền kề, chia nhau chiếm lĩnh phần lớn địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khi người Việt tái lập nhà nước, mở rộng địa bàn vào Nam, văn hóa Việt đã tiếp biến với văn hóa Chăm, Hoa, Khmer. Khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa Việt lại biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng Âu hóa và hội nhập với phương Tây. Và văn hóa Việt Kinh biến đổi thì văn hóa Việt Nam biến đổi, vì người Việt Kinh là tộc người đa số, là chủ thể chính của văn hóa Việt Nam. Bốn chặng đường biến đổi lớn trong lịch sử đã làm cho văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam tách khỏi cội nguồn của nó rất xa. Tuy nhiên, chính nhờ đó mà sức mạnh tinh thần và vật chất của văn hóa Việt Nam đã được đổi mới và được vun bồi những yếu tố cần thiết để cho nó có thể thích ứng với những bối cảnh và thách thức mới.

Đặc điểm của ý thức tôn giáo

Đặc điểm của ý thức tôn giáo

09:00 AM, 18/12/2018 - Văn hóa

(Xem nhiều nhất) - Khi nhận thức về tôn giáo, nhất là về tính chất tự ý thức của tôn giáo, nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, chúng ta cần đứng trên quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Theo đó, tôn giáo không chỉ là ý thức của con người chủ thể về thế giới hiện thực tự nhiên và xã hội khách quan bên ngoài, mà còn là (và chủ yếu là) tự ý thức của con người về chính bản thân mình; chỉ đến con người mới xuất hiện tự ý thức; ý thức tôn giáo chủ yếu chỉ dừng ở trình độ cảm tính; ý thức tôn giáo là nhân tố an ủi, xoa dịu con người trước sự đau khổ, bất công, tiêu cực trong đời sống thực tồn của họ.

Vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975

Vấn đề ruộng đất trong cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam thời kỳ 1954 - 1975

09:06 AM, 23/11/2018 - Xã hội

(Xem nhiều nhất) - Từ trước tới nay, khi nói đến vấn đề ruộng đất trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, chúng ta thường gắn mục tiêu - quyền lợi của vấn đề ruộng đất với vấn đề dân tộc, gắn “độc lập dân tộc” với “người cày có ruộng”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, diễn tiến của cách mạng cũng như vấn đề ruộng đất ở miền Nam không đơn thuần như ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1969, nông dân miền Nam đứng lên chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn vì hai mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất. Từ sau năm 1970, khi ruộng đất đã cơ bản về tay nông dân do chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thì mục tiêu đấu tranh vì ruộng đất không còn cấp thiết nữa. Song nông dân miền Nam vẫn một lòng theo cách mạng, hy sinh cả ruộng đất và thành quả từ ruộng đất của mình cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Đổi mới hệ tư tưởng chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

Đổi mới hệ tư tưởng chính trị ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay

01:00 PM, 02/08/2018 - Chính trị

(Xem nhiều nhất) - Bài viết phân tích các quan điểm mới trong hệ tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Đó là những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, về vấn đề quan hệ giữa các quốc gia, về hệ thống chính trị, về việc thực hiện dân chủ. Theo tác giả, những quan điểm mới đó đã làm cho bộ mặt chính trị nước ta thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm

Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm

08:00 AM, 09/03/2018 - Chính trị

(Xem nhiều nhất) - Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sắc thái riêng biệt. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tư tưởng về tiết kiệm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm có giá trị khoa học và nhân văn to lớn. Giá trị đó thể hiện rõ nét ở sự giải thích mới của Người về vai trò, nội dung của tiết kiệm, về đối tượng và giải pháp thực hành tiết kiệm. Trong bối cảnh sự lãng phí tràn lan hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm càng trở nên giá trị và mang tính thời sự.

Quan điểm của một số  nhà triết học phương Tây về tự do và pháp luật

Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây về tự do và pháp luật

09:00 AM, 29/11/2018 - Chính trị

(Xem nhiều nhất) - Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây như Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau, Friedrich Hayek về tự do và pháp luật cho đến nay vẫn có nhiều nội dung có giá trị. Quan điểm của họ phản ánh tinh thần của thời đại, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, coi pháp luật là cơ sở đảm bảo cho tự do của con người. Với họ tự do là một giá trị, một quyền cơ bản của con người; pháp luật không phải là cái sản sinh ra tự do mà là cái đảm bảo cho tự do; không có pháp luật thì tự do không được đảm bảo. F.Hayek là một trong những người đi đầu và khởi xướng chủ nghĩa tân tự do. Quan điểm của ông về tự do và pháp luật cũng trở thành quan điểm của chủ nghĩa tân tự do.

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

08:00 AM, 21/08/2018 - Kinh tế

(Xem nhiều nhất) - Kinh tế tri thức xuất hiện như một thời đại kinh tế mới, với một nguyên lý sáng tạo của cải hoàn toàn khác với các thời đại kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp trước đó. Nó dựa trên sự dẫn dắt của nguồn lực trí tuệ và khả năng kết nối sâu, rộng trên không gian toàn cầu. Điều đó khiến cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình khó đảo ngược, diễn tiến nhanh, sâu, rộng và vận hành trên cơ sở của chính nó - một nền kinh tế tri thức, mang bản chất toàn cầu. Trong bối cảnh của một thời đại như vậy, một nước đang phát triển như Việt Nam, dù có điểm xuất phát thấp, cũng sẽ bị đặt một cách tự nhiên vào “trường” tương tác của nền kinh tế tri thức và buộc phải xem xét lại các khía cạnh khác nhau của tư duy phát triển. Để tiến bước theo yêu cầu của thời đại, việc đổi mới thể chế nhằm tăng cường năng lực hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới là không tránh khỏi.

Đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay

Đẩy mạnh chính sách an sinh xã hội bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay

10:00 AM, 19/02/2018 - Xã hội

(Xem nhiều nhất) - Đảng ta luôn khẳng định: tăng trưởng kinh tế phải tiến hành song song với tiến bộ và công bằng xã hội trong quá trình phát triển, đáp ứng nhu cầu sống của con người và vì mục tiêu phát triển con người. Mục đích cuối cùng của tăng trưởng kinh tế là cải thiện điều kiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Thực hiện các chính sách an sinh xã hội, do vậy, là nhằm bảo đảm phân phối những thành quả tăng trưởng kinh tế theo hướng bảo đảm công bằng xã hội và hài hòa lợi ích giữa các chủ thể, nhóm xã hội và tạo sự đồng thuận xã hội.

Eo biển Malacca trên tuyến thương mại Biển Đông

Eo biển Malacca trên tuyến thương mại Biển Đông

09:00 AM, 22/11/2018 - Kinh tế

(Xem nhiều nhất) - Eo biển Malacca từ thế kỷ VII đã trở thành vị trí quan trọng trên hệ thống thương mại Biển Đông, gắn kết kinh tế khu vực với thế giới. Quá trình hình thành và suy tàn của hải cảng Malacca tác động đến sự hưng phế cho nhiều thể chế biển trong khu vực. Nhiều cảng thị của Việt Nam như Hội An, Phố Hiến… cũng gắn liền với mạng lưới hải thương qua eo biển Malacca.

Kết quả và giải pháp huy động hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Việt Nam

Kết quả và giải pháp huy động hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Việt Nam

09:14 AM, 27/12/2017 - Xã hội

(Xem nhiều nhất) - Vốn đầu tư có vai trò quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Ngay từ những năm 1950, các nhà kinh tế học của Liên Hợp quốc đã coi sự thiếu hụt về vốn là một hạn chế chủ yếu của tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển(1). Là quốc gia đang phát triển, công nghiệp hóa, nguồn lực còn rất hạn chế, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn đầu tư có hiệu quả là nhân tố quyết định trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

02:00 PM, 16/02/2018 - Văn hóa

(Xem nhiều nhất) - Nhân loại đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển nhanh chóng và chứng minh khả năng kỳ diệu của con người trong chinh phục tự nhiên. Cuộc cách mạng này tác động đến hầu hết các quốc gia, dân tộc; ở tất cả các lĩnh vực và mỗi con người trên toàn thế giới một cách trực tiếp, sâu sắc. Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra đồng thời cả cơ hội lẫn thách thức lớn cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay.

Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc: tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam

Điều chỉnh chiến lược của Trung Quốc: tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam

02:00 PM, 09/03/2018 - Chính trị

(Xem nhiều nhất) - Sau gần 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2010. Với thành quả phát triển kinh tế - xã hội sau cải cách mở cửa, thế hệ lãnh đạo thứ năm của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc) đã đề ra khẩu hiệu mới “Giấc mơ Trung Quốc”, “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”, kỳ vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, tham vọng vẽ lại bản đồ kinh tế, chính trị thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược theo một số nội dung quan trọng. Điều này đã, đang và sẽ có những tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam.

Về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác

Về học thuyết hình thái kinh tế - xã hội của C.Mác

08:31 AM, 19/10/2018 - Kinh tế

(Xem nhiều nhất) - Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội từ khi ra đời đã cung cấp cho giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ một vũ khí lý luận khoa học để đấu tranh giải phóng con người. Học thuyết đó đã và đang bị nhiều người phê phán. Trong thời đại hiện nay, trước những biến đổi to lớn của thực tiễn xã hội, đặc biệt trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô, sự phê phán học thuyết đó của C.Mác càng tăng cường hơn không chỉ từ phía các thế lực thù địch, mà ngay cả từ hàng ngũ những người mác-xít.

Xây dựng văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế

Xây dựng văn hóa trong chính trị và văn hóa trong kinh tế

09:24 AM, 27/12/2017 - Kinh tế

(Xem nhiều nhất) - Văn hóa cũng như chính trị và kinh tế đều gắn liền với hoạt động sống của con người, đều tồn tại một cách hiện thực trong đời sống của con người, trong xã hội với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử nhất định. Chúng đều là những lĩnh vực cơ bản cấu thành xã hội, trong thực tiễn là hoạt động của chủ thể, còn trong lý luận, là những thuật ngữ khoa học, những khái niệm, phạm trù của nhận thức luận xã hội, của văn hóa học, chính trị học và kinh tế học.

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch

Lễ hội dân gian và sự phát triển du lịch

02:00 PM, 02/02/2018 - Xã hội

(Xem nhiều nhất) - Có thể nói Việt Nam là đất nước của những lễ hội dân gian. Và trong bức tranh văn hóa, từ quá khứ cho đến hiện tại, thì lễ hội dân gian luôn là điểm nhấn quan trọng, là mảng màu đặc sắc thể hiện tập trung và đa dạng những nét tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay

Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay

02:03 PM, 24/07/2018 - Văn hóa

(Xem nhiều nhất) - Từ khi đổi mới (1986) đến nay, văn học đại chúng ở Việt Nam đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay, văn học đại chúng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng cho dù tâm thế tiếp nhận và thừa nhận nó từ phía người đọc là rất khác nhau. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt góp phần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sự suy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.

Một số vấn đề về biển và phát triển bền vững kinh tế biển

Một số vấn đề về biển và phát triển bền vững kinh tế biển

11:00 AM, 28/12/2018 - Kinh tế

(Xem nhiều nhất) - Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức về biển và phát triển bền vững kinh tế biển trên thế giới ngày càng rõ ràng hơn với nhiều chuyển biến tích cực qua thời gian. Chiến lược biển của nhiều quốc gia đã nhấn mạnh tới nội hàm quan trọng là phát triển kinh tế biển và các thể chế quản lý biển. Việt Nam là một quốc gia biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Ngày nay, biển và kinh tế biển ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong vấn đề an ninh quốc gia. Để quản lý biển và khai thác nguồn tài nguyên lợi thế của biển, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khẳng định biển là một phần không thể tách rời của yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.

Hệ giá trị gia đình Việt Nam: truyền thống và đổi mới

Hệ giá trị gia đình Việt Nam: truyền thống và đổi mới

08:00 AM, 12/03/2018 - Xã hội

(Xem nhiều nhất) - Hệ giá trị gia đình Việt Nam từ xã hội nông nghiệp truyền thống sang xã hội hiện nay đang biến đổi mạnh mẽ dưới tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Các hợp phần của hệ giá trị gia đình có mức độ và cường độ biến đổi rất khác nhau: trong khi các giá trị thuộc lĩnh vực kinh tế - vật chất thay đổi khá triệt để, thì các giá trị trong quan hệ giữa người với người và đời sống tinh thần, tâm linh, tín ngưỡng lại biến đổi dần dần, tiệm tiến; các giá trị có cội nguồn từ văn hóa bản địa có sức sống trường tồn hơn các giá trị vay mượn từ bên ngoài.

< 1 2 3 4 >