-
(Xã hội) - Ngày 13/6/2022, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm- VASS) phối hợp với Quỹ Giao lưu quốc tế Hàn Quốc (KF) tổ chức Diễn đàn Vì tương lai Việt – Hàn lần thứ V với chủ đề “30 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Hàn Quốc: Hướng tới nâng tầm quan hệ đối tác chiến lược toàn diện”.
(Xã hội) - Là nơi đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước, giáo dục đại học ở Việt Nam luôn được cả xã hội quan tâm. Trong hơn 35 năm đổi mới, giáo dục đại học đã đạt được những thành tựu không nhỏ, song cũng còn những hạn chế, tồn tại. Do đó, đổi mới hệ thống giáo dục đại học đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng nhằm góp phần thực hiện mục tiêu phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước.
(Xã hội) - Trong những giai đoạn phát triển có tính bước ngoặt của mỗi quốc gia, quá trình đổi mới tư duy dựa trên nền tảng nhận thức mới về thực tiễn phát triển là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành công của các quyết sách. Vì có đổi mới tư duy, mới tạo được bước phát triển đột phá về lý luận phát triển, làm cơ sở cho xây dựng đường lối, thể chế, cơ chế, chính sách phát triển.
(Xã hội) - Nhằm thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Châu Phi trên tất cả các lĩnh vực, Việt Nam đã và đang tích cực đồng hành với Tổ chức Pháp ngữ (OIF) tại châu Á - Thái Bình Dương và các đối tác quốc tế khác hỗ trợ các nước Châu Phi phát triển trên mọi phương diện, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm bảo đảm an ninh lương thực và dinh dưỡng cho tất cả người dân.
(Xã hội) - Tóm tắt: Khi vào quản lý vùng đất Đàng Trong, các chúa Nguyễn đã đưa ra rất nhiều chính sách khai hoang và quản lý ruộng đất, đặc biệt là đối với ruộng đất tư hữu. Chính sách đó có sự khác nhau giữa vùng Thuận - Quảng 2 và Gia Định tùy thuộc vào hoàn cảnh chính trị và điều kiện tự nhiên của mỗi vùng. Vùng Thuận - Quảng ruộng đất tư hữu và ruộng đất công được quy định và kiểm soát chặt chẽ, nên số địa chủ có điền sản lớn cũng ít hơn và chủ yếu rơi vào quan lại. Trong khi ở Gia Định vì diện tích ruộng đất rộng lớn, và chính quyền chúa Nguyễn chỉ mới đặt ra mục đích mở rộng lãnh thổ mà chưa có những chính sách cụ thể đối với vấn đề ruộng đất nên ruộng đất tư và các địa chủ có điền sản lớn rất phát triển.
(Xã hội) - Tóm tắt: Bài viết mô tả một cách khái quát về tình hình ly hôn ở Việt Nam hiện nay về quy mô, mức độ; phân tích quy trình ly hôn, các chủ thể tham gia vào quá trình ly hôn và người đứng đơn ly hôn theo các đặc điểm nhân khẩu xã hội dưới góc độ lý thuyết về hiện đại hóa, tính cá nhân và tập thể và bình đẳng giới ở khu vực Tây Nam Bộ. Bài viết cho thấy có sự khác biệt về thủ tục ly hôn, người đứng đơn xin ly hôn giữa các nhóm xã hội mang đặc điểm truyền thống và hiện đại hơn; xu hướng tăng lên về bình đẳng giới trong đời sống gia đình.
(Xã hội) - Tóm tắt: Nhận định của Quốc tế Cộng sản đối với trào lưu xã hội dân chủ đương thời mặc dù khó tránh khỏi những sai lầm, nhưng về cơ bản là nhất quán, đúng đắn và phù hợp với thực tế. Nghiên cứu những bài học quý báu về việc nhận định, thái độ của Quốc tế Cộng sản đối với trào lưu xã hội dân chủ được Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang tiếp tục vận dụng sáng tạo trong quá trình hội nhập quốc tế và phát triển đất nước.
(Xã hội) - Tóm tắt: Nằm ở vị trí trọng yếu trên tuyến giao thương duyên hải Đông Nam Á, từ những thế kỷ đầu sau Công Nguyên, Cù Lao Chàm đã nổi lên như một tiền cảng quan trọng của vương quốc biển Chămpa. Trong suốt nhiều thế kỷ, Cù Lao Chàm - Đại Chiêm hải khẩu không chỉ là điểm đến, trung tâm luân chuyển hàng hóa của vương quốc Amaravati, mà còn đóng vai trò kết nối Chămpa với thế giới bên ngoài. Trong lịch sử, người Chăm đã dự nhập tích cực, góp phần quan trọng để hình thành nên “Con đường hương liệu”, “Con đường tơ lụa”, “Con đường gốm sứ”... ở vùng Thái Bình Dương - Ấn Độ Dương. Không chỉ là các con đường kết giao kinh tế, các con đường đó còn là các kênh truyền tải văn hóa, niềm tin tôn giáo, tri thức khoa học, kỹ thuật... giữa Chămpa với các quốc gia Châu Á, đồng thời, đem lại nhiều động lực phát triển mới, năng lực sáng tạo cho các xã hội khu vực.
(Xã hội) - Xung đột xã hội là mâu thuẫn không điều hòa giữa các nhóm xã hội, có thể tích cực hoặc tiêu cực, vừa có tính khách quan, vừa có tính chủ quan. Xung đột xã hội là một hiện tượng tất yếu của xã hội. Bất cứ xã hội nào (ở thể chế nào và ở giai đoạn lịch sử nào) cũng có xung đột xã hội. Chúng ta không thể ngăn chặn mọi xung đột xã hội, nhưng chúng ta có thể ngăn chặn những xung đột xã hội tiêu cực. Ở Việt Nam những năm gần đây, xung đột xã hội xuất hiện ngày càng nhiều. Để phòng ngừa và giải quyết xung đột xã hội tiêu cực, chúng ta cần có các quan điểm và giải pháp đúng đắn, trong đó quan trọng nhất là nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân.
(Xã hội) - Hỗ trợ kinh tế giữa cha mẹ và con cái liên quan đến đặc điểm về văn hóa, đạo đức, kinh tế của thành viên gia đình. Ở những nước Đông Á như Việt Nam, hỗ trợ kinh tế thường từ con cái đến cha mẹ hơn là từ cha mẹ đến con cái. Hỗ trợ kinh tế từ con cái cho cha mẹ, và ngược lại, phụ thuộc nhiều vào các đặc điểm sức khỏe, kinh tế, xã hội của chính cha mẹ, cũng như phụ thuộc vào mức độ hỗ trợ từ thể chế và cộng đồng đối với người cao tuổi (NCT) hiện nay.