-
(Xã hội) - Trước những bất ổn trong đời sống gia đình và xã hội trên thế giới cũng như ở Việt Nam, người ta bắt đầu bàn nhiều đến các vấn đề luân lý, đạo đức và đi tìm giải pháp cho những bất ổn này. Trong đó, những quan điểm, giải pháp của tôn giáo cũng được bàn luận khá nhiều. Tuy nhiên, có hai luồng ý kiến: thứ nhất, hoài nghi về sức mạnh cảm hóa của luân lý và đạo đức tôn giáo vì cho rằng, tôn giáo đã tồn tại cùng nhân loại từ rất lâu, giáo lý của mọi tôn giáo đều hướng đến điều thánh thiện và khuyên răn con người thực thi đức hiếu hòa, nhưng tội ác và bạo lực vẫn ngày một gia tăng; thứ hai, giải pháp luân lý và đạo đức của tôn giáo trong ứng xử gia đình và xã hội không hề cạn kiệt giá trị.
(Xã hội) - Hiện nay, các tạp chí khoa học xã hội ở Việt Nam đang từng bước đổi mới và nâng cấp theo tiêu chuẩn quốc tế, cụ thể là theo tiêu chuẩn các tạp chí được xếp hạng bởi Viện Thông tin khoa học Mỹ (ISI) và Cơ sở dữ liệu (Scopus) của Nhà xuất bản Elsevier Hà Lan.
(Xã hội) - Từ trước tới nay, khi nói đến vấn đề ruộng đất trong cuộc đấu tranh giành độc lập và giải phóng dân tộc, chúng ta thường gắn mục tiêu - quyền lợi của vấn đề ruộng đất với vấn đề dân tộc, gắn “độc lập dân tộc” với “người cày có ruộng”. Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ 1954 - 1975, diễn tiến của cách mạng cũng như vấn đề ruộng đất ở miền Nam không đơn thuần như ở miền Bắc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Trong giai đoạn từ 1954 đến 1969, nông dân miền Nam đứng lên chống Mỹ và chính quyền Sài Gòn vì hai mục tiêu độc lập dân tộc và ruộng đất. Từ sau năm 1970, khi ruộng đất đã cơ bản về tay nông dân do chính sách ruộng đất của chính quyền cách mạng và của chính quyền Nguyễn Văn Thiệu, thì mục tiêu đấu tranh vì ruộng đất không còn cấp thiết nữa. Song nông dân miền Nam vẫn một lòng theo cách mạng, hy sinh cả ruộng đất và thành quả từ ruộng đất của mình cho sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
(Xã hội) - Ở Việt Nam hiện nay, đời sống của các tầng lớp nhân dân được cải thiện rõ rệt, nhất là ở các đô thị; từ đó lao động giúp việc gia đình trở nên quan trọng; số lượng các gia đình có mức thu nhập ổn định tăng nhanh; nhu cầu tiếp cận và sử dụng các loại dịch vụ xã hội ngày càng trở nên phổ biến. Nhiều gia đình đang cần có người lao động giúp việc gia đình. Tuy nhiên, lao động giúp việc gia đình (LĐGVGĐ) còn thiếu tính chuyên nghiệp, quyền và lợi ích của nhiều LĐGVGĐ chưa được bảo đảm. Vì vậy cần có những giải pháp nhằm đưa loại hình lao động giúp việc ngày càng chuyên nghiệp hơn.
(Xã hội) - Là một cơ quan có chức năng nghiên cứu khoa học, đào tạo và tư vấn chính sách, trong hơn 60 năm xây dựng và phát triển, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.
(Xã hội) - Đảm bảo quyền của các tộc người thiểu số từ lâu đã được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Điều này được thể hiện rõ qua các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Kể từ khi đổi mới đất nước đến nay, bảo đảm quyền cơ bản của các tộc người thiểu số được đẩy mạnh trên nhiều phương diện cụ thể: xóa đói giảm nghèo, nâng cấp cơ sở hạ tầng yếu kém, hỗ trợ đất đai, đất sản xuất, nước sạch, giáo dục, đào tạo, y tế, công ăn việc làm, văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng...
(Xã hội) - Định nghĩa một thuật ngữ nào đó là một thao tác quan trọng trong tranh luận để tránh hiểu lầm ý của nhau. Vì vậy, trong một công trình nghiên cứu khoa học (bài báo, luận văn, luận án, báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài, cuốn sách…), người trình bày cần phải định nghĩa các thuật ngữ dễ gây hiểu lầm. Định nghĩa thuật ngữ là một thao tác quan trọng nhưng đơn giản. Vì vậy, người trình bày có thể trình bày định nghĩa một thuật ngữ trong một chú thích, chứ không cần phải sa đà vào việc bàn luận về thuật ngữ. Chỉ cần người đọc không hiểu lầm ý của người viết về một thuật ngữ nào đó thì việc định nghĩa thuật ngữ ấy là thành công.
(Xã hội) - Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, sự du nhập ngày một gia tăng các sản phẩm văn hóa, lối sống từ bên ngoài vào khiến cho nhu cầu, thị hiếu, lý tưởng, quan điểm của người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ bị lệch chuẩn. Trước thực tế đó, vấn đề giáo dục thẩm mỹ càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Bài viết phân tích thực trạng giáo dục thẩm mỹ và đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo dục thẩm mỹ thông qua hoạt động văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
(Xã hội) - Nghiên cứu an sinh xã hội (ASXH) trong bối cảnh hiện đại hóa và hội nhập quốc tế ở Việt Nam đòi hỏi phải chú ý đến chính sách an sinh đối với các gia đình. Tuy nhiên, có rất ít chính sách an sinh xã hội dành riêng cho gia đình, lấy gia đình làm đơn vị thụ hưởng hay can thiệp ở Việt Nam. Trong khi đó, các chính sách an sinh xã hội dành cho đối tượng cụ thể hay những thành viên xác định trong mỗi gia đình lại có khá nhiều. Thực tế đóphản ánh sự thiếu hụt các chính sách an sinh cho gia đình hiện nay.
(Xã hội) - Phát triển nguồn nhân lực nói chung, nhân lực khoa học và công nghệ (KH&CN) nói riêng là nhiệm vụ quan trọng để phát triển đất nước. Hiện nay, nhân lực KH&CN của Việt Nam không phải ít so với quy mô dân số, cũng như so với các nước trong khu vực; nhưng có cơ cấu và chất lượng hạn chế. Việt Nam cần tiếp tục xây dựng chính sách phát triển nguồn nhân lực KH&CN mang tính chiến lược và phù hợp hơn để nhanh chóng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực này, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập sâu rộng quốc tế hiện nay.