• Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam hiện nay

    Mâu thuẫn lợi ích giữa chủ doanh nghiệp và người lao động ở Việt Nam hiện nay

    (Kinh tế) - Trong thời gian gần đây có một số cuộc đình công mà nguyên nhân chính là do mâu thuẫn lợi ích giữa người sử dụng lao động (chủ doanh nghiệp) và người lao động. Những cuộc đình công đó đã ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Vì vậy, để hạn chế đình công một cách triệt để thì cần điều hòa được quan hệ lợi ích giữa các bên trong các doanh nghiệp này.

Kinh tế

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

Kinh tế tri thức và toàn cầu hóa

08:00 AM, 21/08/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Kinh tế tri thức xuất hiện như một thời đại kinh tế mới, với một nguyên lý sáng tạo của cải hoàn toàn khác với các thời đại kinh tế nông nghiệp hoặc công nghiệp trước đó. Nó dựa trên sự dẫn dắt của nguồn lực trí tuệ và khả năng kết nối sâu, rộng trên không gian toàn cầu. Điều đó khiến cho toàn cầu hóa trở thành một quá trình khó đảo ngược, diễn tiến nhanh, sâu, rộng và vận hành trên cơ sở của chính nó - một nền kinh tế tri thức, mang bản chất toàn cầu. Trong bối cảnh của một thời đại như vậy, một nước đang phát triển như Việt Nam, dù có điểm xuất phát thấp, cũng sẽ bị đặt một cách tự nhiên vào “trường” tương tác của nền kinh tế tri thức và buộc phải xem xét lại các khía cạnh khác nhau của tư duy phát triển. Để tiến bước theo yêu cầu của thời đại, việc đổi mới thể chế nhằm tăng cường năng lực hội nhập thực sự vào nền kinh tế thế giới là không tránh khỏi.

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

Tăng cường liên kết với các doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài

08:40 AM, 17/08/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Bài viết trình bày tổng quan các vấn đề chính sách trong quá trình tăng cường các mối quan hệ hiệu quả với khu vực đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trên cơ sở đó đưa ra một số đề xuất cho Việt Nam nhằm chuyển đổi từ mô hình tăng trưởng về số lượng sang tăng trưởng chất lượng thông qua chuyển giao công nghệ trong liên kết FDI và xác định chính sách ưu tiên.

Phát triển mạng an toàn tài chính quốc gia ở Việt Nam

Phát triển mạng an toàn tài chính quốc gia ở Việt Nam

10:00 AM, 02/08/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam đang quan tâm đến việc thiết lập một mạng an toàn tài chính (ATTC) nhằm đảm bảo an toàn cho các định chế tài chính nói riêng, hệ thống tài chính nói chung. Bài viết phân tích thực trạng mạng ATTC quốc gia ở Việt Nam và giải pháp phát triển.

Đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam

Đổi mới thể chế kinh tế ở Việt Nam

08:00 AM, 26/07/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm lại và những khó khăn, bất ổn trong nền kinh tế đang gia tăng buộc Việt Nam phải đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu và đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, phát triển nguồn nhân lực, kết cấu hạ tầng, đổi mới thể chế cũng được xem như các khâu “đột phá” chiến lược cần được thực thi. Tuy vậy, đổi mới thể chế, trên thực tế, chưa được xem như là lĩnh vực cốt yếu, cần được ưu tiên. Việc đổi mới và hoàn thiện thể chế còn diễn ra chậm chạp, thường nghiêng về những đổi mới cục bộ trong lĩnh vực thể chế kinh tế. Ngay trong phạm vi này, việc xác lập và thực thi một cách nhất quán hệ thống quyền sở hữu tài sản hiệu quả cũng chưa được xem trọng. Đây là những lý do khiến cho quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam không diễn ra như kỳ vọng.

Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam

Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh ở Việt Nam

03:00 PM, 25/07/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Chính sách quốc gia về tăng trưởng xanh là một chủ trương lớn và quan trọng của Đảng và Nhà nước nhằm xanh hoá nền kinh tế. Đặc biệt, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011-2020 và tầm nhìn đến năm 2050 đã khẳng định: tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của phát triển bền vững, đảm bảo phát triển kinh tế nhanh, hiệu quả, bền vững và góp phần quan trọng thực hiện Chiến lược quốc gia về biến đổi khí hậu.Trước xu hướng phát triển bền vững trên cả ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường, Việt Nam đã và đang triển khai Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh với nhiều kết quả đáng ghi nhận, đóng góp tích cực vào nỗ lực của cộng đồng quốc tế trong ứng phó với biến đổi khí hậu.

Tích tụ và tập trung ruộng đất để đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân

Tích tụ và tập trung ruộng đất để đẩy mạnh liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân

08:32 AM, 24/07/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Ở Việt Nam, chủ trương tích tụ và tập trung ruộng đất được đặt ra từ nhiều năm nay nhưng kết quả thực hiện chủ trương đó không đạt được mục tiêu kỳ vọng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này là ở chỗ thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển. Thị trường đất nông nghiệp chưa phát triển lại bắt nguồn từ nguyên nhân bất cập trong chính sách đất nông nghiệp hiện hành. Chính những bất cập này đang trở thành một trong những lực cản thúc đẩy liên kết giữa hàng triệu nông dân cá thể với doanh nghiệp nhằm phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch dưới tác động của biến đổi khí hậu và hội nhập quốc tế.

Vai trò của hệ thống tài chính Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020

Vai trò của hệ thống tài chính Việt Nam đối với tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2016-2020

09:53 AM, 31/05/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Nghị quyết số 142/2016/QH13 của Quốc hội khóa XIII đã đề ra mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam cho giai đoạn 2016-2020 đạt mức từ 6,5%-7%. Trong bối cảnh thế giới có nhiều bất định, tình hình trong nước còn khó khăn, kết quả thực hiện của năm 2016 và nửa đầu 2017 chưa đạt như mong đợi, nhiệm vụ càng đè nặng lên các năm 2018-2020. Điều này đòi hỏi tăng trưởng kinh tế giai đoạn sau càng phải cao hơn, song cần phải bền vững. Thêm vào đó, trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra trên phạm vi toàn cầu, nền kinh tế Việt Nam lại càng phải tăng tốc để có thể bắt kịp và tận dụng đòn bẩy công nghệ vô cùng lớn lao này trong việc nâng cao chất lượng của tăng trưởng. Theo đó, hệ thống tài chính, với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, đòi hỏi phải phát triển ở mức độ sâu hơn, hiện đại hơn, song vẫn đảm bảo tính an toàn, lành mạnh trước những biến động của thị trường tài chính toàn cầu.

Cải thiện nền quản trị quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

Cải thiện nền quản trị quốc gia nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam

03:00 PM, 18/05/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Cải cách thể chế, trọng tâm là hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xem là một trong những đột phá chiến lược nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tới. Các cuộc tranh luận tại Việt Nam trong thời gian qua cho thấy, những thể chế nền tảng của kinh tế thị trường đã được nhận thức khá đầy đủ, tuy nhiên nỗ lực xây dựng hoặc vận dụng các thể chế này vẫn chưa mang lại kết quả rõ rệt. Nguyên nhân cơ bản là Việt Nam vẫn chưa thiết lập được một môi trường quản trị quốc gia phù hợp và hiện đại, giúp các nỗ lực cải cách thể chế kinh tế có thể tiến xa hơn, bắt kịp với chuẩn mực thế giới. Do vậy, cải cách thể chế kinh tế sẽ khó thể sâu, rộng và thành công nếu không đi kèm với những nỗ lực cải thiện mạnh mẽ nền quản trị đất nước.

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư

08:00 AM, 20/04/2018 - Kinh tế

(Kinh tế) - Trong thời gian gần đây, cách mạng công nghiệp lần thứ tư (cách mạng công nghiệp 4.0) đã trở thành chủ đề được nghiên cứu, phân tích và bàn luận rộng rãi tại nhiều diễn đàn với nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Thực tế cho thấy, cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu có ảnh hưởng ở những mức độ khác nhau tới các lĩnh vực của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị tại Việt Nam. Trong bối cảnh như vậy, cần thiết phải nghiên cứu, đánh giá đầy đủ về hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, coi đó như một giải pháp phù hợp, một cách thức ứng phó hiệu quả để tranh thủ các cơ hội mà cách mạng công nghiệp 4.0 mang đến cho Việt Nam.

< 1 2 3 4 5 >