-
(Kinh tế) - Nền kinh tế Việt Nam đã đạt một số kết quả đáng khích lệ trong thời gian gần đây về giữ vững ổn định kinh tế, nâng cao tốc độ tăng trưởng, đẩy mạnh xuất khẩu và kiềm chế lạm phát. Năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam đã có bước cải thiện rõ, tăng 5 bậc, đạt thứ hạng 55/137. Kinh tế đã có sự khôi phục rõ nét và sau một số năm, năm 2017, Việt Nam đã đạt và vượt tất cả 13 chỉ tiêu kế hoạch, tạo ra thế và lực mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế về cơ bản vẫn theo “mô hình cũ”, nhân tố nội lực và đổi mới sáng tạo chưa cao. Điều này đòi hỏi Việt Nam phải có những cải cách mạnh mẽ hơn, nhất là về thể chế kinh tế, thích ứng hơn với điều kiện mới của hội nhập và cạnh tranh.
(Kinh tế) - Tình hình kinh tế thế giới trong những thập niên đầu thế kỷ XXI đã, đang và sẽ biến động khôn lường không dự báo được. Từ sau khủng hoảng kinh tế thế giới 2008 đến nay, các quốc gia, đặc biệt là các cường quốc, phải điều chỉnh chính sách kinh tế để thích ứng với diễn biến của tình hình. Đó là chính sách nới lỏng tiền tệ và tài chính, chính sách tái cơ cấu nền kinh tế. Những chính sách này tuy đã chặn đà suy giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế, nhưng chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của các nền kinh tế Mỹ, Nhật Bản, Liên minh Châu Âu (EU) ở mức 1%, tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới khoảng 2,5-3% trong các năm 2008 - 2009. Cho đến nay, kinh tế Mỹ hồi phục khá hơn, tăng trưởng khoảng 2% năm 2016, nhưng các nền kinh tế Châu Âu và Nhật Bản vẫn chỉ tăng trưởng trên 1%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc cũng đã giảm từ 9-10%/năm xuống còn 6,5%/năm trong năm 2017. Tăng trưởng kinh tế của các cường quốc và của thế giới hồi phục chậm và có không ít nguy cơ diễn biến theo chiều hướng xấu hơn do chủ nghĩa dân túy và chống toàn cầu hóa gia tăng, đồng thời do đổi mới công nghệ, đổi mới thể chế, khuyến khích xu hướng phát triển sáng tạo diễn ra chậm chạp. Những điều chỉnh chính sách kinh tế của các cường quốc đã tác động tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam.
(Kinh tế) - Biển là cái nôi của sự sống, là nhân tố hết sức quan trọng đảm bảo tính bền vững của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Nhận thức về biển và phát triển bền vững kinh tế biển trên thế giới ngày càng rõ ràng hơn với nhiều chuyển biến tích cực qua thời gian. Chiến lược biển của nhiều quốc gia đã nhấn mạnh tới nội hàm quan trọng là phát triển kinh tế biển và các thể chế quản lý biển. Việt Nam là một quốc gia biển, có nhiều tiềm năng, lợi thế từ biển. Ngày nay, biển và kinh tế biển ngày càng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội, cũng như trong vấn đề an ninh quốc gia. Để quản lý biển và khai thác nguồn tài nguyên lợi thế của biển, Việt Nam cần phải tiếp tục thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để khẳng định biển là một phần không thể tách rời của yêu cầu phát triển nhanh và bền vững đất nước.
(Kinh tế) - Việt Nam đang tích cực đẩy nhanh tiến trình cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), trọng tâm là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước (TĐKT, TCTNN), nhằm thực hiện chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế, tích cực hội nhập sâu và toàn diện vào nền kinh tế thế giới. Trong các năm 2011-2015, việc cơ cấu lại DNNN đã được các bộ, ngành triển khai mạnh mẽ, quyết liệt và đạt được những kết quả tích cực. Hiện nay, trong bối cảnh và yêu cầu của thời kỳ mới, tiến độ cơ cấu lại DNNN đang có chiều hướng chậm lại. Vì vậy, Chính phủ, các địa phương và DNNN cần tập trung nghiên cứu, đánh giá kịp thời, chỉ ra những khó khăn và thách thức; từ đó đưa ra những giải pháp thật cụ thể, mạnh mẽ hơn để hoàn thành mục tiêu, kế hoạch đặt ra trong giai đoạn 2016-2020.
(Kinh tế) - Trong những năm qua, tại Việt Nam, kinh tế nhà nước đã có nhiều đóng góp cho xã hội. Tuy vậy, có nhiều vấn đề cần được đặt ra khi xác định vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Để phát huy hơn nữa vai trò của mình trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, kinh tế nhà nước phải đổi mới, thúc đẩy các thành phần kinh tế khác cùng phát triển.
(Kinh tế) - Eo biển Malacca từ thế kỷ VII đã trở thành vị trí quan trọng trên hệ thống thương mại Biển Đông, gắn kết kinh tế khu vực với thế giới. Quá trình hình thành và suy tàn của hải cảng Malacca tác động đến sự hưng phế cho nhiều thể chế biển trong khu vực. Nhiều cảng thị của Việt Nam như Hội An, Phố Hiến… cũng gắn liền với mạng lưới hải thương qua eo biển Malacca.
(Kinh tế) - Ở Việt Nam kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Đó là một nội dung mới trong nhận thức hiện nay của Đảng Cộng sản Việt Nam so với thời kỳ trước đổi mới. Nhưng hiện nay nhiều người chưa nhận thức đúng về bản chất và vai trò của kinh tế tư nhân. Về bản chất kinh tế tư nhân nói chung là tích cực, vì nó góp phần tạo ra của cải vật chất, giải quyết việc làm cho người lao động, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của xã hội. Để làm cho kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ hơn với tất cả tiềm năng của nó thì cần tiếp tục đổi mới tư duy về kinh tế tư nhân, những người còn kỳ thị với kinh tế tư nhân cần phải thay đổi nhận thức về kinh tế tư nhân.
(Kinh tế) - Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội từ khi ra đời đã cung cấp cho giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ một vũ khí lý luận khoa học để đấu tranh giải phóng con người. Học thuyết đó đã và đang bị nhiều người phê phán. Trong thời đại hiện nay, trước những biến đổi to lớn của thực tiễn xã hội, đặc biệt trước sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội Liên Xô, sự phê phán học thuyết đó của C.Mác càng tăng cường hơn không chỉ từ phía các thế lực thù địch, mà ngay cả từ hàng ngũ những người mác-xít.
(Kinh tế) - Ứng phó với biến đổi khí hậu và khắc phục những hạn chế về môi trường và tài nguyên là vấn đề quan trọng trong phát triển kinh tế. Nhận thức được điều đó, Nhật Bản đã tận dụng những công nghệ về môi trường và năng lượng hàng đầu thế giới để phát triển kinh tế xanh. Nhật Bản cho rằng, chuyển đổi sang nền kinh tế xanh sẽ thúc đẩy tăng trưởng bền vững trong khi cải thiện chất lượng cuộc sống con người, bằng cách theo đuổi các chính sách về tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường cùng một lúc, sử dụng hợp lý và bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên và hệ sinh thái.
(Kinh tế) - Việt Nam mới đây đã chính thức tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP). Tham gia TPP, Việt Nam có nhiều lợi ích trong việc đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư, mở rộng lĩnh vực dịch vụ tài chính, thuận lợi trong tiếp cận thị trường các nước... Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, Việt Nam cũng phải đối mặt với những thách thức không nhỏ như: về môi trường pháp lý, thể chế; về cạnh tranh, thương mại hàng hoá;về tài chính ngân hàng; về mở cửa thị trường mua sắm công, v.v.. Tác giả bài viết cho rằng, để chủ động khai thác, tận dụng có hiệu quả lợi ích gia nhập TPP; đồng thời, thích ứng và vượt qua những thách thức từ Hiệp định này, Việt Nam cần có các giải pháp mạnh mẽ từ phía Nhà nước, người dân và doanh nghiệp.