Hội thảo khoa học “Vốn xã hội và vốn con người vì Phát triển bền vững”

Cập nhật 11:00 ngày 08/11/2022
(Hội thảo khoa học) - 27/10/2022 Tiếp nối các hoạt động khoa học hợp tác với UNESCO, sáng ngày 26/10/2022, tại trụ sở số 1 Liễu Giai, Ba Đình, Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam (Viện Hàn lâm), Tiểu ban Khoa học xã hội phối hợp với Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam và Văn phòng UNESCO Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học với chủ đề “Vốn xã hội và vốn con người vì phát triển bền vững”.
Tham dự Hội thảo, có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành Viện Hàn lâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Khoa học xã hội; Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao; GS.TS. Đặng Nguyên Anh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, nguyên Trưởng Tiểu ban KHXH. đại diện các cơ quan quản lý, nghiên cứu và giảng dạy, cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin- Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo); đại diện từ các Văn phòng UNESCO, UNDP và một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng lãnh đạo và chuyên gia đến từ một số viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm.
 
TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch điều hành Viện Hàn lâm phát biểu khai mạc

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phát triển nền kinh tế tri thức được xem là xu thế tất yếu thì vốn xã hội và vốn con người đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của vốn xã hội và vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội đang ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Trong quá trình nước ta đang đổi mới về thể chế kinh tế – chính trị, mô hình phát triển kinh tế – xã hội, hệ thống thị trường và hệ thống luật pháp chưa kiện toàn nên vai trò điều tiết của chúng không phải lúc nào cũng hiệu quả và kịp thời đối với đời sống kinh tế, vốn xã hội và vốn con người chính là nhân tố có thể giúp khỏa lấp những khoảng trống, bù đắp những bất cập nảy sinh từ bối cảnh hiện nay.
 
Thay mặt Lãnh đạo Viện Hàn lâm, phát biểu khai mạc tại Hội thảo, TS. Đặng Xuân Thanh nhiệt liệt chào mừng sự góp mặt đông đảo của các đại biểu tham dự. Đồng thời Phó Chủ tịch nhấn mạnh, việc phát triển vốn xã hội và vốn con người đóng vai trò quan trọng, góp phần gia tăng tín nhiệm xã hội đối với việc xây dựng một môi trường xã hội tích cực, góp phần hóa giải các mâu thuẫn xã hội, hài hòa các lợi ích xã hội, cải thiện mạng lưới các quan hệ xã hội ngày càng đa nguyên và đan xen phức tạp. Về tổng thể, vốn xã hội và vốn con người sẽ góp phần thúc đẩy hình thành một trật tự, một đời sống xã hội lành mạnh, hài hòa và nhân văn hơn. Do vậy, nghiên cứu về vốn xã hội và vốn con người cũng như các khía cạnh kinh tế – xã hội của các nguồn vốn này đối với sự phát triển của một quốc gia là điều vô cùng cần thiết.
 
Bên cạnh đó, từ góc nhìn của quản lý nhà nước và tư vấn chính sách, TS. Đặng Xuân Thanh cho biết, việc đưa ra những chính sách nhằm hiện thực hóa sự đóng góp của vốn xã hội và vốn con người đối với kinh tế- xã hội là điều cần chú trọng. Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc tận dụng các nguồn lực phát triển là điều tất yếu, nhưng các nguồn lực ấy sẽ khó có thể phát huy hết vai trò của mình nếu Nhà nước không có những chính sách phù hợp để tận dụng các nguồn lực, đặc biệt là vốn xã hội và vốn con người, hai nguồn lực có sức mạnh kết nối.
 
Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc tại Hội thảo

Trong phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao đánh giá cao sáng kiến và những đóng góp tích cực của Viện Hàn lâm trong các hoạt động của UNESCO liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành xu thế bao trùm trên toàn thế giới và là những vấn đề đáng quan tâm (kinh tế số, kinh tế tuần huần tăng trưởng xanh hay là mô hình phát triển đang được nhiều quốc gia lựa chọn). Do vậy, phát triển bền vững đang thực sự cấp bách, là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển trong mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, phát triển nhanh và bền vững đã được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là mục tiêu trong toàn bộ, chính sách phát triển vị thế xã hội.
 
Để tạo nguồn lực phục vụ cho việc phát triển bền vững giai đoạn hiện nay, Ông Đào Quyền Trưởng cho biết, Đảng và Nhà nước chú trọng xâu dựng và hoàn thiện các thể chế, phát huy vai trò của vốn xã hội, vốn con người. Theo đó, Việt Nam xác định vốn xã hội và vốn con người có vị trí quan trọng và là tiềm năng để phục vụ cho công tác phát triển. Ông cũng khẳng định sức mạnh to lớn trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng, chung sức toàn xã hội cũng như phát huy phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để đóng góp cho sự phát triển xã hội.
 
GS.TS. Đặng Nguyên Anh trình bày báo cáo đầu tiên tại Hội thảo

Hội thảo nhận được 06 tham luận, được chia làm 02 phiên thảo luận. Các diễn giả (GS.TS. Đặng Nguyên Anh, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê và ThS. Lê Thị Thu Hà, Viện Nghiên cứu Con người; PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện, Viện Xã hội học; TS. Vũ Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt-TS. Dương Thị Thanh Hương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã trình bày các nội dung: Tổng quan về vốn xã hội và nhận định về vốn xã hội ở Việt Nam; Vốn xã hội trực tuyến của người dân miền Tây Nghệ An; Vốn xã hội cho sự phát triển ở Việt Nam hiện nay; Vai trò vốn con người trong thúc đẩy việc làm bền vững; Phát triển bền vững: nhìn từ góc độ phát huy vốn con người; Nguồn lực người dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia từ các viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài Viện Hàn lâm. Các báo cáo đã đi sâu tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội và vốn con người tới các mặt của đời sống xã hội và phát triển bền vững. Qua đó đề xuất các chương trình phát triển toàn diện trong tình hình mới nhằm thực hiện các chính sách hướng tới đối tượng dễ bị tổn thương cũng như hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.
 
Toàn cảnh Hội thảo
Tham dự Hội thảo, có TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch phụ trách điều hành Viện Hàn lâm, Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, Trưởng Tiểu ban Khoa học xã hội; Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao; GS.TS. Đặng Nguyên Anh, nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm, nguyên Phó Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, nguyên Trưởng Tiểu ban KHXH. đại diện các cơ quan quản lý, nghiên cứu và giảng dạy, cơ quan đại diện ngoại giao, các tổ chức quốc tế (Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin- Truyền thông, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo); đại diện từ các Văn phòng UNESCO, UNDP và một số tổ chức quốc tế tại Hà Nội cùng lãnh đạo và chuyên gia đến từ một số viện nghiên cứu chuyên ngành thuộc Viện Hàn lâm.  TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch điều hành Viện Hàn lâm phát biểu khai mạc  TS. Đặng Xuân Thanh, Phó Chủ tịch điều hành Viện Hàn lâm phát biểu khai mạc Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư và phát triển nền kinh tế tri thức được xem là xu thế tất yếu thì vốn xã hội và vốn con người đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của mọi quốc gia. Ở Việt Nam, vai trò của vốn xã hội và vốn con người đối với tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế- xã hội đang ngày càng được quan tâm, chú trọng hơn. Trong quá trình nước ta đang đổi mới về thể chế kinh tế – chính trị, mô hình phát triển kinh tế – xã hội, hệ thống thị trường và hệ thống luật pháp chưa kiện toàn nên vai trò điều tiết của chúng không phải lúc nào cũng hiệu quả và kịp thời đối với đời sống kinh tế, vốn xã hội và vốn con người chính là nhân tố có thể giúp khỏa lấp những khoảng trống, bù đắp những bất cập nảy sinh từ bối cảnh hiện nay.  Thay mặt Lãnh đạo Viện Hàn lâm, phát biểu khai mạc tại Hội thảo, TS. Đặng Xuân Thanh nhiệt liệt chào mừng sự góp mặt đông đảo của các đại biểu tham dự. Đồng thời Phó Chủ tịch nhấn mạnh, việc phát triển vốn xã hội và vốn con người đóng vai trò quan trọng, góp phần gia tăng tín nhiệm xã hội đối với việc xây dựng một môi trường xã hội tích cực, góp phần hóa giải các mâu thuẫn xã hội, hài hòa các lợi ích xã hội, cải thiện mạng lưới các quan hệ xã hội ngày càng đa nguyên và đan xen phức tạp. Về tổng thể, vốn xã hội và vốn con người sẽ góp phần thúc đẩy hình thành một trật tự, một đời sống xã hội lành mạnh, hài hòa và nhân văn hơn. Do vậy, nghiên cứu về vốn xã hội và vốn con người cũng như các khía cạnh kinh tế – xã hội của các nguồn vốn này đối với sự phát triển của một quốc gia là điều vô cùng cần thiết.  Bên cạnh đó, từ góc nhìn của quản lý nhà nước và tư vấn chính sách, TS. Đặng Xuân Thanh cho biết, việc đưa ra những chính sách nhằm hiện thực hóa sự đóng góp của vốn xã hội và vốn con người đối với kinh tế- xã hội là điều cần chú trọng. Đối với những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, việc tận dụng các nguồn lực phát triển là điều tất yếu, nhưng các nguồn lực ấy sẽ khó có thể phát huy hết vai trò của mình nếu Nhà nước không có những chính sách phù hợp để tận dụng các nguồn lực, đặc biệt là vốn xã hội và vốn con người, hai nguồn lực có sức mạnh kết nối.  Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc tại Hội thảo Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao phát biểu khai mạc tại Hội thảo Trong phát biểu khai mạc tại Hội thảo, Ông Đào Quyền Trưởng, Phó Vụ trưởng, Vụ Ngoại giao- Văn hóa và UNESCO, Bộ Ngoại giao đánh giá cao sáng kiến và những đóng góp tích cực của Viện Hàn lâm trong các hoạt động của UNESCO liên quan đến lĩnh vực khoa học xã hội. Đặc biệt trong bối cảnh phát triển bền vững đang trở thành xu thế bao trùm trên toàn thế giới và là những vấn đề đáng quan tâm (kinh tế số, kinh tế tuần huần tăng trưởng xanh hay là mô hình phát triển đang được nhiều quốc gia lựa chọn). Do vậy, phát triển bền vững đang thực sự cấp bách, là xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển trong mọi quốc gia. Đối với Việt Nam, phát triển nhanh và bền vững đã được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, là mục tiêu trong toàn bộ, chính sách phát triển vị thế xã hội.  Để tạo nguồn lực phục vụ cho việc phát triển bền vững giai đoạn hiện nay, Ông Đào Quyền Trưởng cho biết, Đảng và Nhà nước chú trọng xâu dựng và hoàn thiện các thể chế, phát huy vai trò của vốn xã hội, vốn con người. Theo đó, Việt Nam xác định vốn xã hội và vốn con người có vị trí quan trọng và là tiềm năng để phục vụ cho công tác phát triển. Ông cũng khẳng định sức mạnh to lớn trong việc phát huy sức mạnh đoàn kết, đồng lòng, chung sức toàn xã hội cũng như phát huy phẩm chất, năng lực của mỗi cá nhân để đóng góp cho sự phát triển xã hội.  GS.TS. Đặng Nguyên Anh trình bày báo cáo đầu tiên tại Hội thảo GS.TS. Đặng Nguyên Anh trình bày báo cáo đầu tiên tại Hội thảo Hội thảo nhận được 06 tham luận, được chia làm 02 phiên thảo luận. Các diễn giả (GS.TS. Đặng Nguyên Anh, PGS.TS. Nguyễn Thị Hoài Lê và ThS. Lê Thị Thu Hà, Viện Nghiên cứu Con người; PGS.TS. Nguyễn Đức Chiện, Viện Xã hội học; TS. Vũ Thị Thu Hằng, TS. Nguyễn Thị Minh Nguyệt-TS. Dương Thị Thanh Hương, Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam) đã trình bày các nội dung: Tổng quan về vốn xã hội và nhận định về vốn xã hội ở Việt Nam; Vốn xã hội trực tuyến của người dân miền Tây Nghệ An; Vốn xã hội cho sự phát triển ở Việt Nam hiện nay; Vai trò vốn con người trong thúc đẩy việc làm bền vững; Phát triển bền vững: nhìn từ góc độ phát huy vốn con người; Nguồn lực người dân tộc thiểu số ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây là những kết quả nghiên cứu của các chuyên gia từ các viện nghiên cứu chuyên ngành trong và ngoài Viện Hàn lâm. Các báo cáo đã đi sâu tìm hiểu, đánh giá ảnh hưởng của vốn xã hội và vốn con người tới các mặt của đời sống xã hội và phát triển bền vững. Qua đó đề xuất các chương trình phát triển toàn diện trong tình hình mới nhằm thực hiện các chính sách hướng tới đối tượng dễ bị tổn thương cũng như hướng tới sự phát triển bền vững của đất nước.  Toàn cảnh Hội thảo Toàn cảnh Hội thảo Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật hữu ích giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đề ra những giải pháp nhằm tăng cường, phát huy hơn nữa vốn xã hội, vốn con người trước bối cảnh vừa có cơ hội và thách thức đặt ra. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây chính là cơ hội để Việt Nam vươn lên, thực hiện khát vọng đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển vào năm 2045. Để thực hiện được khát vọng đó, Việt Nam cần xây dựng mô hình phát triển phù hợp nhằm huy động vốn xã hội và vốn con người vì phát triển bền vững bởi đó là các nguồn lực, động lực chính và cũng là nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo.  Nguyễn Thu Trang
Các đại biểu tham dự chụp ảnh lưu niệm

Hội thảo là diễn đàn trao đổi học thuật hữu ích giúp các nhà nghiên cứu, nhà hoạch định chính sách đề ra những giải pháp nhằm tăng cường, phát huy hơn nữa vốn xã hội, vốn con người trước bối cảnh vừa có cơ hội và thách thức đặt ra. Thế giới đang bước vào kỷ nguyên của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Đây chính là cơ hội để Việt Nam vươn lên, thực hiện khát vọng đứng vào hàng ngũ các quốc gia phát triển vào năm 2045. Để thực hiện được khát vọng đó, Việt Nam cần xây dựng mô hình phát triển phù hợp nhằm huy động vốn xã hội và vốn con người vì phát triển bền vững bởi đó là các nguồn lực, động lực chính và cũng là nguồn lực nội sinh để phát triển đất nước trong giai đoạn tiếp theo.
 
Theo Vass.gov.vn
 
Cập nhật tin tức về khoa học xã hội tại: tapchikhxh.vass.gov.vn