-
(Chính trị) - Học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội mà điểm cốt lõi của nó là quy luật về sự phù hợp của quan hệ sản xuất với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. C.Mác đã vận dụng quy luật này để phân tích về sự vận động và phát triển của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa; đồng thời chỉ ra xu hướng phát triển tất yếu của hình thái kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa (giai đoạn đầu của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa). Bài viết tiếp cận và phân tích vấn đề cơ bản nhất trong học thuyết của C.Mác về hình thái kinh tế - xã hội trong thời đại ngày nay.
(Chính trị) - Để thỏa mãn nhu cầu của mình, con người buộc phải khai thác tự nhiên, sử dụng các nguyên liệu có sẵn của tự nhiên. Nhưng để có sự phát triển bền vững thì cần giải quyết hài hòa mối quan hệ giữa thế hệ hôm nay và thế hệ mai sau. Trong quá trình đổi mới vừa qua, khoa học xã hội Việt Nam đã có đóng góp to lớn vào việc xây dựng quan điểm và chiến lược phát triển bền vững; xây dựng và cung cấp những luận cứ khoa học về phát triển bền vững, cụ thể là: tuyên truyền và phổ biến rộng rãi những tri thức về phát triển bền vững; xây dựng và phát triển nguồn nhân lực khoa học xã hội về phát triển bền vững; tham mưu, tư vấn, phản biện các chủ trương, chính sách về phát triển bền vững; tiếp thu và trao đổi tri thức khoa học về phát triển bền vững.
(Chính trị) - Tectonic, ngoài nghĩa kiến tạo (địa chất) còn có nghĩa là kiến tạo thông thường, tức là xây dựng, kiến trúc, (nhưng hay hơn, biểu cảm hơn), là một lựa chọn phù hợp.
(Chính trị) - Bài viết phân tích các quan điểm mới trong hệ tư tưởng chính trị của Đảng và Nhà nước Việt Nam giai đoạn từ năm 1986 đến nay. Đó là những quan điểm mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, về đấu tranh giai cấp, đấu tranh giữa hai con đường xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa, về vấn đề đại đoàn kết dân tộc, về vấn đề quan hệ giữa các quốc gia, về hệ thống chính trị, về việc thực hiện dân chủ. Theo tác giả, những quan điểm mới đó đã làm cho bộ mặt chính trị nước ta thay đổi theo hướng ngày càng tiến bộ hơn, đã tác động tích cực đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của đất nước.
(Chính trị) - Hai khái niệm “Đông”, “Tây” mới xuất hiện khoảng vài ba thế kỷ gần đây. “Đông” chỉ phương mặt trời mọc, chỉ các nước Châu Á, chỉ các nền văn minh trên lưu vực ba con sông, đó là sông Nin, sông Ganga (sông Hằng) và sông Hoàng Hà; còn phương Tây cũng không phải là tất cả các nước còn lại, mà chủ yếu chỉ các nước Tây Âu, như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... Minh triết phương Đông và triết học phương Tây do đặc thù của xã hội mỗi nơi qui định, nên khác nhau ở nhiều điểm. Đó là khác nhau ở: cách tiếp cận; tính chất, mục đích, đối tượng; phương pháp nhận thức; con đường đi đến chân lý, trí tuệ, tri thức; mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể; công cụ, phương tiện nhận thức; con đường phát triển; ngay phép biện chứng ở hai phương trời cũng khác nhau.
(Chính trị) - Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về Khổng giáo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Khổng giáo là một tôn giáo, ra đời trong chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị về tư tưởng ở Trung Quốc từ khi được xác lập đến Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Nhận định trên là chưa chính xác, Khổng giáo là một loại hình Nho giáo, Khổng giáo không phải là tôn giáo; xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ; không phải bao giờ cũng là hệ tư tưởng chính thống ở Trung Quốc và Việt Nam.
(Chính trị) - Từ khi kinh tế học thể chế gắn liền với tên tuổi của Daron Acemoglu và James A. Robinson trở thành thời thượng, thì vai trò của thể chế kinh tế và thể chế chính trị được coi là nhân tố cơ bản và chủ yếu quyết định sự thịnh vượng của các quốc gia.
(Chính trị) - Ở Việt Nam, từ đầu thế kỷ XX trong nhiều lĩnh vực văn hóa, xã hội, thuật ngữ hiện đại hóa dần trở nên phổ biến với ý nghĩa canh tân, đổi mới theo hướng Âu hóa và trở thành vấn đề tư tưởng triết học, một động lực quan trọng của sự chuyển biến văn hóa - xã hội. Tuy vậy, thuật ngữ này chưa phản ánh hết mức độ sâu sắc và rộng lớn của thuật ngữ tính hiện đại, một trong những khái niệm có vị trí trung tâm trong suy nghĩ và hành động của nhân loại “thời hiện đại”, nhất là trong các xã hội Âu - Mỹ.
(Chính trị) - Sau gần 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc đã vươn lên thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới vào năm 2010. Với thành quả phát triển kinh tế - xã hội sau cải cách mở cửa, thế hệ lãnh đạo thứ năm của Đảng Cộng sản (ĐCS) Trung Quốc (sau Đại hội XVIII ĐCS Trung Quốc) đã đề ra khẩu hiệu mới “Giấc mơ Trung Quốc”, “phục hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại”, kỳ vọng đưa Trung Quốc trở thành cường quốc hàng đầu thế giới, tham vọng vẽ lại bản đồ kinh tế, chính trị thế giới. Nhằm thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã tiến hành điều chỉnh chiến lược theo một số nội dung quan trọng. Điều này đã, đang và sẽ có những tác động đến thế giới, khu vực và Việt Nam.
(Chính trị) - Hồ Chí Minh là lãnh tụ đặc biệt quan tâm đến việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức mới của con người Việt Nam. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có sắc thái riêng biệt. Trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh có tư tưởng về tiết kiệm. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm có giá trị khoa học và nhân văn to lớn. Giá trị đó thể hiện rõ nét ở sự giải thích mới của Người về vai trò, nội dung của tiết kiệm, về đối tượng và giải pháp thực hành tiết kiệm. Trong bối cảnh sự lãng phí tràn lan hiện nay, tư tưởng Hồ Chí Minh về tiết kiệm càng trở nên giá trị và mang tính thời sự.