• Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay

    Văn học đại chúng ở Việt Nam hiện nay

    (Văn hóa) - Từ khi đổi mới (1986) đến nay, văn học đại chúng ở Việt Nam đã phát triển hết sức mạnh mẽ. Đặc biệt, trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam hiện nay, văn học đại chúng không ngừng mở rộng tầm ảnh hưởng cho dù tâm thế tiếp nhận và thừa nhận nó từ phía người đọc là rất khác nhau. Sự phát triển của loại hình văn học này một mặt góp phần làm đa dạng hóa đời sống văn học, mặt khác đem đến nhiều hệ lụy và gây băn khoăn về sự suy giảm chất lượng nghệ thuật của văn học Việt Nam.

Văn hóa

Tác động của kinh tế thị trường đến văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

Tác động của kinh tế thị trường đến văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới

09:00 AM, 01/06/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - Trong thời kì văn học trung đại Việt Nam, các nhà nho viết văn, làm thơ chủ yếu để mua vui, thù tạc hay giáo huấn đạo đức, vì thế họ chưa bao giờ xem tác phẩm văn học là một sản phẩm hàng hóa. Từ đầu thế kỷ XX, khi xuất hiện một quan niệm mới coi viết văn cũng là một nghề để kiếm sống (người mở đầu là Tản Đà), thì các nhà văn mới ý thức rằng tác phẩm văn chương cũng là một sản phẩm hàng hoá và phải chịu sự chi phối của kinh tế thị trường. Trong thời kỳ đổi mới, kinh tế thị trường tác động mạnh tới văn học, nhờ đó mở ra một giai đoạn phát triển mới của văn học.

Kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê với thời kỳ nguyên thủy Việt Nam

Kỹ nghệ sơ kỳ Đá cũ An Khê với thời kỳ nguyên thủy Việt Nam

09:00 AM, 19/05/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - Kỹ nghệ An Khê có niên đại từ 700.000 đến 900.000 năm cách ngày nay (BP). Phát hiện kỹ nghệ An Khê đã cung cấp cho chúng ta nhiều tư liệu mới, làm thay đổi một số nhận thức về lịch sử văn hóa giai đoạn cổ xưa nhất của nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng. Công cuộc nghiên cứu các di tích sơ kỳ Đá cũ An Khê sẽ còn tiếp tục nhiều năm nữa trong chương trình hợp tác Việt - Nga. Đã đến lúc chúng ta cần có một chiến lược quản lý bảo vệ di tích, nghiên cứu khoa học, đào tạo chuyên gia và gắn nghiên cứu khoa học với chương trình phát triển kinh tế xã hội Tây Nguyên.

Giá trị văn học của Nam phong tạp chí

Giá trị văn học của Nam phong tạp chí

03:00 PM, 19/04/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - Với mục đích “truyền bá các khoa học tư tưởng của Thái Tây, Nam phong tạp chí một mặt làm sống dậy nền văn chương cổ điển của dân tộc Việt Nam; mặt khác, tiếp thu nhiều thể loại văn học mới từ phương Tây, đặc biệt là nền văn học Pháp. Nam phong tạp chí đã góp phần quan trọng đưa nền văn học nghệ thuật của Việt Nam hòa nhập với nền văn học nghệ thuật hiện đại của thế giới, nhất là của văn học nghệ thuật Pháp, và góp phần đáng kể vào sự phát triển của văn học nước nhà.

Văn hóa Đông Sơn 10 thế kỷ đầu Công nguyên

Văn hóa Đông Sơn 10 thế kỷ đầu Công nguyên

08:00 AM, 08/03/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - Văn hóa Đông Sơn là cội nguồn, là nền tảng vững chắc của sức sống Đông Sơn với nguồn lực dồi dào cả về vật chất và tinh thần. Tài liệu khảo cổ học đã chứng minh rằng, trải qua thời gian hơn 1000 năm Bắc thuộc, sức sống văn hóa Đông Sơn không những vượt qua những thử thách khốc liệt của lịch sử, mà còn làm giàu có thêm nguồn lực của chính mình từ những tinh hoa của nền văn hóa Trung Hoa và phát triển không ngừng.

Ý niệm về sự bất tử và tái sinh trên đèn đồng Đông Sơn

Ý niệm về sự bất tử và tái sinh trên đèn đồng Đông Sơn

08:00 AM, 02/03/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - LTS: Lửa được xem là vị thần hộ mệnh của nhiều dân tộc trên thế giới. Đối với con người thời xa xưa, lửa luôn mang tính thiêng. Lửa gắn với đời sống tinh thần của con người. Việc giữ lửa là vấn đề sống còn, do vậy cây đèn ra đời, được sử dụng trong đời sống và trở thành đồ tùy táng với quan niệm duy trì ánh sáng cho con người khi sang thế giới bên kia. Không chỉ có vậy, những tạo hình đặc biệt của cây đèn còn chứa đựng nhiều bí ẩn về thế giới quan, nhân sinh quan của người xưa. VHNT giới thiệu một nghiên cứu ban đầu về những quan niệm nhân bản (một dạng/hình thức tín ngưỡng vật linh) của người Việt trong giai đoạn văn hóa Đông Sơn thuộc nền văn minh sông Hồng, thông qua những tạo hình đặc biệt của cây đèn đồng tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ.

Thực trạng bảo vệ di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội

Thực trạng bảo vệ di sản Hán Nôm tại các di tích quốc gia đặc biệt ở Hà Nội

09:00 AM, 17/02/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - Hiện nay, Hà Nội có 12 di tích và khu di tích quốc gia đặc biệt. Di sản Hán Nôm (DSHN) tại các di tích này rất phong phú, đa dạng như: Ngọc phả/thần tích, hoành phi, câu đối, sắc phong, văn bia, minh chuông, văn khánh… hoạt động bảo vệ DSHN được triển khai trên hai phương diện cơ bản là bảo vệ, giữ gìn trên cơ sở pháp lý và bảo vệ giữ gìn trên cơ sở khoa học. Cơ sở pháp lý liên quan đến chủ trương, chính sách sự tác động chủ quan của con người vào các khía cạnh hoạt động bảo vệ di sản. Cơ sở khoa học chủ yếu can thiệp chống sự xuống cấp và biến mất của di sản bởi các nhân tố khách quan và tự thân từ di sản. Bài viết sẽ trình bày khái quát thực trạng những nhân tố tác động đến quá trình bảo vệ di sản và hoạt động bảo vệ DSHN ở các di tích quốc gia đặc biệt này.

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

Xây dựng nền văn hóa Việt Nam trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

02:00 PM, 16/02/2018 - Văn hóa

(Văn hóa) - Nhân loại đang chứng kiến cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với tốc độ phát triển nhanh chóng và chứng minh khả năng kỳ diệu của con người trong chinh phục tự nhiên. Cuộc cách mạng này tác động đến hầu hết các quốc gia, dân tộc; ở tất cả các lĩnh vực và mỗi con người trên toàn thế giới một cách trực tiếp, sâu sắc. Văn hóa Việt Nam cũng không nằm ngoài sự tác động đó. Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra đồng thời cả cơ hội lẫn thách thức lớn cho sự phát triển của văn hóa Việt Nam hiện nay.

< 2 3 4 5 6 >