Minh triết phương Đông và triết học phương Tây – Một vài điểm tham chiếu
Hai khái niệm “Đông”, “Tây” mới xuất hiện khoảng vài ba thế kỷ gần đây. “Đông” chỉ phương mặt trời mọc, chỉ các nước Châu Á, chỉ các nền văn minh trên lưu vực ba con sông, đó là sông Nin, sông Ganga (sông Hằng) và sông Hoàng Hà; còn phương Tây cũng không phải là tất cả các nước còn lại, mà chủ yếu chỉ các nước Tây Âu, như Anh, Pháp, Đức, Ý, Áo, Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha,... Minh triết phương Đông và triết học phương Tây do đặc thù của xã hội mỗi nơi qui định, nên khác nhau ở nhiều điểm. Đó là khác nhau ở: cách tiếp cận; tính chất, mục đích, đối tượng; phương pháp nhận thức; con đường đi đến chân lý, trí tuệ, tri thức; mối quan hệ giữa chủ thể và khách thể; công cụ, phương tiện nhận thức; con đường phát triển; ngay phép biện chứng ở hai phương trời cũng khác nhau.