tôn giáo - Các bài viết về tôn giáo, tin tức tôn giáo
Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề tôn giáo. Mời các bạn đón đọc các bài viết về tôn giáo và chia sẻ thông tin tôn giáo trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Khi nhận thức về tôn giáo, nhất là về tính chất tự ý thức của tôn giáo, nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, chúng ta cần đứng trên quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen. Theo đó, tôn giáo không chỉ là ý thức của con người chủ thể về thế giới hiện thực tự nhiên và xã hội khách quan bên ngoài, mà còn là (và chủ yếu là) tự ý thức của con người về chính bản thân mình; chỉ đến con người mới xuất hiện tự ý thức; ý thức tôn giáo chủ yếu chỉ dừng ở trình độ cảm tính; ý thức tôn giáo là nhân tố an ủi, xoa dịu con người trước sự đau khổ, bất công, tiêu cực trong đời sống thực tồn của họ.
Chủ đề liên quan:
Tự ý thức
,
tôn giáo
,
Phạm Văn Chúc
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Trong những năm gần đây, hiện tượng tôn giáo mới (HTTGM) ở Việt Nam đã được một số ngành và nhà khoa học chú ý nghiên cứu. Mặc dù các công trình công bố còn hạn chế, nhưng các nghiên cứu bước đầu đã đánh giá khái quát về các HTTGM. Bài viết tập trung phân tích một số đặc điểm và ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH), ổn định chính trị và trật tự xã hội của các HTTGM ở vùng dân tộc thiểu số (DTTS) Tây Nguyên hiện nay. Đây là địa bàn có nhiều HTTGM nhất của nước ta, đặc biệt là những tổ chức xuất hiện và phát triển trong các dân tộc thiểu số tại chỗ (DTTSTC), một số tổ chức có những đặc điểm riêng, phạm vi hoạt động tương đối rộng và mức độ ảnh hưởng khá sâu sắc, nhưng vẫn còn ít được nghiên cứu.
Chủ đề liên quan:
Nguyễn Văn Minh
,
PGS.TS Nguyễn Văn Minh
,
Hiện tượng tôn giáo mới
,
tôn giáo
,
tín ngưỡng
,
Tây Nguyên
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Trong khoảng vài chục năm trở lại đây, ở Việt Nam có nhiều nghiên cứu về Khổng giáo. Một số nhà nghiên cứu cho rằng, Khổng giáo là một tôn giáo, ra đời trong chế độ phong kiến, chiếm địa vị thống trị về tư tưởng ở Trung Quốc từ khi được xác lập đến Cách mạng Tân Hợi năm 1911. Nhận định trên là chưa chính xác, Khổng giáo là một loại hình Nho giáo, Khổng giáo không phải là tôn giáo; xuất hiện trong xã hội chiếm hữu nô lệ; không phải bao giờ cũng là hệ tư tưởng chính thống ở Trung Quốc và Việt Nam.
Chủ đề liên quan:
Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam
,
Lê Huy Thực
,
Khổng giáo
,
Nho giáo
,
tôn giáo
,
Việt Nam
,