-
(Chính trị) - Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ là một mối quan hệ đặc biệt, còn Tổng thống Joe Biden chia sẻ cá nhân ông luôn dành nhiều tình cảm cho đất nước và người dân Việt Nam.
(Chính trị) - Tóm tắt: An ninh quốc gia gắn với sự ổn định của thể chế chính trị, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ. Quản lý nhà nước về an ninh quốc gia bao gồm những nội dung đồng bộ từ thiết lập và tổ chức thực hiện chiến lược, chính sách, pháp luật, kế hoạch, phương án bảo vệ an ninh… đến hợp tác quốc tế về bảo vệ an ninh quốc gia. Để thực hiện tốt những nội dung này trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0), việc giải quyết tốt mối quan hệ giữa an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi quốc gia.
(Chính trị) - Tóm tắt: Người sản xuất là yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất. Tuy nhiên, để xác định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, ta cần căn cứ vào trình độ phát triển của công cụ sản xuất, chứ không căn cứ vào trình độ phát triển của người sản xuất. Nhà khoa học cũng là người sản xuất nếu tri thức khoa học của các nhà khoa học được ứng dụng trong sản xuất. Ngay từ cách đây hàng ngàn năm, tri thức khoa học của các nhà khoa học đã trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp vì đã được ứng dụng trong sản xuất. Sức lao động của người sản xuất trong đó có sức lao động của người lao động trí óc nói chung và nhà khoa học nói riêng, là nguồn gốc duy nhất tạo ra giá trị trao đổi của hàng hóa và giá trị gia tăng của hàng hóa.
(Chính trị) - Thủ tướng Phạm Minh Chính và Thủ tướng Kishida Fumio nhất trí cao về các phương hướng và biện pháp cụ thể nhằm đưa quan hệ đối tác chiến lược bước vào giai đoạn phát triển mới trên tinh thần "tình cảm, chân thành, tin cậy, thực chất, hiệu quả", trong đó, đạt bước tiến triển mới trong hợp tác hạ tầng chiến lược của Việt Nam.
(Chính trị) - Quan điểm của C. Mác về thời kỳ quá độ từ xã hội tư bản chủ nghĩa lên xã hội cộng sản chủ nghĩa là một phần quan trọng trong hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác về xã hội nói chung và xã hội cộng sản chủ nghĩa nói riêng. Theo dự đoán của Mác, thời kỳ quá độ sẽ xuất hiện trong tương lai gần, các nước tư bản chủ nghĩa phát triển nhất sẽ là những nước đầu tiên bước vào thời kỳ quá độ, nhà nước trong thời kỳ quá độ sẽ là nhà nước chuyên chính vô sản, chế độ dân chủ trong thời kỳ quá độ sẽ là chế độ dân chủ vô sản; thời kỳ quá độ sẽ không kéo dài hàng trăm năm; khi thời kỳ quá độ kết thúc thì chế độ tư hữu sẽ mất đi, sản xuất hàng hóa sẽ không còn, giai cấp sẽ không tồn tại, nhà nước và chế độ dân chủ sẽ tiêu vong, sự phát triển tự do của mỗi người sẽ là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người.
(Chính trị) - Theo quan điểm biện chứng, vận động là thuộc tính của vật chất; mọi sự vật trong thế giới vật chất đều luôn luôn vận động; thay đổi về vị trí trong không gian là hình thức cơ bản nhất của vận động; để xác định một sự vật có thay đổi về vị trí hay không thì phải xem xét nó trong quan hệ với một sự vật khác; phương thức của vận động là chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại; khuynh hướng của vận động là phủ định của phủ định; nguyên nhân của vận động là thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Quan điểm biện chứng về vận động là cơ sở lý luận đúng đắn cho việc nhận thức các vấn đề khoa học cụ thể.
(Chính trị) - Tự do là một thuộc tính đặc biệt chỉ có ở con người có ý thức. Người tự do có khả năng tự lựa chọn để làm hay không làm một việc nào đó theo ý thích của mình mà không bị ép buộc bởi người khác; người không tự do (hay người nô lệ) không có khả năng như vậy. Tự do là một giá trị cao quý, là mục tiêu và động lực của sự phát triển xã hội. Tuy nhiên, tự do có tính tương đối. Con người càng nhận thức được nhiều tính tất yếu của tự nhiên, và càng ít bị sự cưỡng bức bởi người khác, thì càng có nhiều tự do. Khi còn nhà nước và pháp luật, một số người không có tự do vì bắt buộc phải thực hiện pháp luật một cách không tự nguyện. Khi nhà nước và pháp luật mất đi thì tự do của mỗi người mới là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người. Nhưng ngay cả khi nhà nước và pháp luật mất đi, mỗi người vẫn không có tự do hoàn toàn vì vẫn phải từ bỏ tự nguyện một phần ý thích riêng để tuân theo các quy tắc đạo đức của xã hội. Con người không bao giờ có tự do tuyệt đối.
(Chính trị) - Đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước. Để hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình, đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý cần phải có trình độ tư duy lý luận chính trị cao. Điều đó thể hiện ở sự hiểu biết sâu sắc về thực tiễn và sự giải quyết đúng đắn những nhiệm vụ chính trị được giao. Tuy nhiên, trình độ tư duy lý luận chính trị của nhiều người còn thấp kém. Để nâng cao trình độ tư duy lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo và quản lý thì cần phải tăng cường giáo dục tư duy lý luận chính trị, đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục tư duy lý luận chính trị cho họ.
(Chính trị) - Từ xa xưa con người luôn khát vọng về một chế độ xã hội công bằng, bình đẳng, tự do. Trong thực tiễn, các cuộc đấu tranh và cách mạng đã đưa lại cho xã hội loài người nhiều tiến bộ về tự do, bình đẳng, công bằng. Thời đại tư sản đã đóng góp vào sự tiến bộ đó, song chính sự phát triển của nó đã làm nảy sinh những bất bình đẳng, bất công mới mà bản thân nó không giải quyết được. Cách mạng tháng Mười mở ra con đường mới giải quyết những bất công, bất bình đẳng của chủ nghĩa tư bản và trong thực tế đã đạt được nhiều thành tựu không thể phủ nhận. Ngày nay, một mặt, cần đánh giá đúng những thành tựu của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực, song cũngcần chỉ ra những hạn chế trong việc giải quyết vấn đề công bằng, bình đẳng đã góp phần dẫn đến sự sụp đổ của nó, và rút ra những bài học cần thiết.
(Chính trị) - Quyền tham gia quản lý nhà nước của công dân là một quyền chính trị - pháp lý quan trọng được ghi nhận trong Hiến pháp và pháp luật nước ta. Trong điều kiện phát huy dân chủ, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay, bảo đảm và thúc đẩy quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân là một trong những nhân tố khẳng định tính chất pháp quyền của Nhà nước, là mục tiêu và là yêu cầu đối với các cơ quan trong bộ máy nhà nước. Tuy nhiên, trong thực tiễn, việc thực hiện quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân còn gặp nhiều khó khăn. Một trong những nguyên nhân cơ bản của khó khăn đó là do các cơ quan trong bộ máy nhà nước chưa thực sự phát huy vai trò của mình trong việc bảo đảm và thúc đẩy quyền tham gia quản lí nhà nước của công dân.