Lý Tùng Hiếu - Các bài viết về Lý Tùng Hiếu, tin tức Lý Tùng Hiếu
Cập nhật thông tin mới nhất, nhanh nhất và đầy đủ nhất về chủ đề Lý Tùng Hiếu. Mời các bạn đón đọc các bài viết về Lý Tùng Hiếu và chia sẻ thông tin Lý Tùng Hiếu trên tapchikhxh.vass.gov.vn.
Với lịch sử 1900 năm truyền bá ở Việt Nam, trong đó có hai giai đoạn chiếm địa vị độc tôn là Hậu Lê (1428 - 1527) và Nguyễn sơ (1802 - 1883), Nho giáo đã tác động mạnh mẽ đến văn hóa Việt Nam. Nho giáo tác động chủ yếu đến các giai cấp, tầng lớp trên trong xã hội, nhưng không ăn sâu bén rễ vào các giai cấp, tầng lớp dưới. Đối với văn hóa tinh thần, Nho giáo góp phần làm hình thành dòng văn hóa quan phương chính thống, bên cạnh dòng văn hóa dân gian gắn với ý thức tộc người, làm nên cốt lõi của văn hóa tộc người. Nho giáo làm cho văn hóa tinh thần của Việt Nam thời trung đại bị Hán hóa một phần đáng kể, đồng thời kìm hãm, gây hại cho nền văn hóa truyền thống của Việt Nam, cả trong lĩnh vực văn hóa tinh thần lẫn văn hóa vật chất. Nho giáo càng đạt tới tột đỉnh quyền uy thì đất nước Việt Nam càng suy yếu, văn hóa Việt Nam càng suy thoái. Và cuối cùng, trước nạn vong quốc cuối thế kỷ XIX, Nho giáo đã bất lực và tàn lụi.
Chủ đề liên quan:
văn hóa Việt Nam
,
Nho giáo
,
Lý Tùng Hiếu
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,
Vận dụng cách tiếp cận liên ngành, đối chiếu, sàng lọc, sắp xếp các thành tựu nghiên cứu của một số ngành khoa học (khảo cổ học, sử học, ngôn ngữ học, văn hóa học, địa chất học, sinh học...), bài viết phác họa lại bốn chặng đường tiếp biến văn hóa từ thời tiền Việt - Mường đến thời cận đại ở Việt Nam. Từ cội nguồn đầu tiên là văn hóa Môn - Khmer chuyên về nương rẫy và săn câu lượm hái, cư dân tiền Việt - Mường đã tiếp biến văn hóa của người Tày cổ để phát triển nền nông nghiệp lúa nước trong thung lũng và đồng bằng châu thổ. Tiếp đó, họ tiếp biến văn hóa của người Hán, người Thái và chuyển biến thành hai tộc người cư trú liền kề, chia nhau chiếm lĩnh phần lớn địa bàn Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Khi người Việt tái lập nhà nước, mở rộng địa bàn vào Nam, văn hóa Việt đã tiếp biến với văn hóa Chăm, Hoa, Khmer. Khi tiếp xúc với văn hóa Pháp, văn hóa Việt lại biến đổi mạnh mẽ theo chiều hướng Âu hóa và hội nhập với phương Tây. Và văn hóa Việt Kinh biến đổi thì văn hóa Việt Nam biến đổi, vì người Việt Kinh là tộc người đa số, là chủ thể chính của văn hóa Việt Nam. Bốn chặng đường biến đổi lớn trong lịch sử đã làm cho văn hóa Việt và văn hóa Việt Nam tách khỏi cội nguồn của nó rất xa. Tuy nhiên, chính nhờ đó mà sức mạnh tinh thần và vật chất của văn hóa Việt Nam đã được đổi mới và được vun bồi những yếu tố cần thiết để cho nó có thể thích ứng với những bối cảnh và thách thức mới.
Chủ đề liên quan:
Lý Tùng Hiếu
,
Tiếp cận liên ngành
,
văn hóa
,
Việt Nam
,
lịch sử
,
tiếp biến văn hóa
,
khoa học xã hội
,
nghiên cứu khoa học
,
Viện hàn lâm khoa học xã hội
,
Viện Hàn Lâm
,
Tạp chí khoa học xã hội
,