-
(Chính trị) - Xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước ở Việt Nam là một vấn đề phức tạp về lý luận, quan trọng và nhạy cảm về thực tiễn. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng và chủ trương đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều hạn chế, do nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân ở nhận thức giản đơn của một số người về quan hệ giữa sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước. Để khắc phục hạn chế này, cần đẩy mạnh nhất thể hóa cơ quan của Đảng và cơ quan của Nhà nước có cùng chức năng, đồng thời đẩy mạnh nhất thể hóa chức danh bí thư Đảng các cấp với chức danh thủ trưởng cơ quan nhà nước cấp tương ứng.
(Chính trị) - Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế đã và đang tác động mạnh đến giai cấp công nhân Việt Nam trên nhiều phương diện: số lượng, chất lượng, cơ cấu, ý thức chính trị, kỷ luật và tác phong lao động. Hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam đã phát triển nhanh so với thời kỳ trước đổi mới. Tuy nhiên, giai cấp công nhân Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Vì vậy cần có nhiều giải pháp để phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.
(Chính trị) - Quan điểm của một số nhà triết học phương Tây như Thomas Hobbes, John Locke, Montesquieu, J.J.Rousseau, Friedrich Hayek về tự do và pháp luật cho đến nay vẫn có nhiều nội dung có giá trị. Quan điểm của họ phản ánh tinh thần của thời đại, đó là tinh thần thượng tôn pháp luật, coi pháp luật là cơ sở đảm bảo cho tự do của con người. Với họ tự do là một giá trị, một quyền cơ bản của con người; pháp luật không phải là cái sản sinh ra tự do mà là cái đảm bảo cho tự do; không có pháp luật thì tự do không được đảm bảo. F.Hayek là một trong những người đi đầu và khởi xướng chủ nghĩa tân tự do. Quan điểm của ông về tự do và pháp luật cũng trở thành quan điểm của chủ nghĩa tân tự do.
(Chính trị) - Bài viết phân tích quản lý nhà nước về phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học ở các nước Mỹ, Nhật Bản và Singapore, từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Theo tác giả các bài học đó là: nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò của phụ nữ; xây dựng khung thể chế hữu hiệu nhằm bảo vệ quyền của phụ nữ và hỗ trợ phụ nữ tham gia lao động, đặc biệt là tham gia nghiên cứu khoa học; đổi mới giáo dục và đào tạo; tuyển chọn và tuyển dụng nhân tài công bằng; sử dụng và đãi ngộ đối với tài năng khoa học phù hợp; tạo môi trường nghiên cứu khoa học hiện đại, dân chủ; tổ chức, giám sát tốt việc thực thi phát triển nguồn nhân lực nữ nghiên cứu khoa học.
(Chính trị) - Tư tưởng biện chứng về tự nhiên là một thành tựu đặc sắc trong tư tưởng triết học của Lão Tử. Thông qua cách luận giải về nguồn gốc của vũ trụ và sự tồn tại của vạn vật, Lão Tử đã đưa ra một hệ thống những tư tưởng biện chứng về tự nhiên. Theo ông, muôn vật đều trong quá trình sinh thành, hủy diệt, đều bao chứa những mặt đối lập song hành, đều chuyển hóa lẫn nhau theo phương thức dần dần, tiệm tiến... Dấu ấn của tư tưởng biện chứng này vẫn hiện hữu trong lối suy nghĩ và cách hành xử trong cuộc sống của nhiều người phương Đông, trong đó có người Việt Nam ta.
(Chính trị) - Bài viết phân tích những nhận thức lý luận mới của Đảng Cộng sản Việt Nam được thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Theo tác giả, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng Cộng sản Việt Nam là Đại hội của Đổi mới - Trí tuệ - Dân chủ - Đoàn kết và Phát triển. Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (Báo cáo Chính trị) được kết cấu theo vấn đề với điểm nhấn là: tăng cường xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa; đẩy mạnh toàn diện, đồng bộ công cuộc đổi mới; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định; phấn đấu sớm đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Báo cáo Chính trị cân nhắc thận trọng, đảm bảo tính khách quan và quan điểm lịch sử cụ thể trong đánh giá kết quả 5 năm thực hiện Nghị quyết Đại hội XI và thành tựu 30 năm đổi mới. Báo cáo Chính trị thể hiện sự phát triển tư duy lý luận của Đảng trên các lĩnh vực trọng yếu.
(Chính trị) - Cơ chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ là sự sáng tạo của Đảng, phù hợp với bản chất nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (XHCN) ở nước ta. Để thực hiện cơ chế đó đạt được mục tiêu cao nhất trong điều kiện nước ta hiện nay, một mặt cần phải nâng cao nhận thức về vai trò động lực của dân chủ, mặt khác phải nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân.
(Chính trị) - Nhóm lợi ích là tập hợp các cá nhân hoặc tập thể cùng có một lợi ích, khác biệt với lợi ích các nhóm khác, khác với lợi ích chung của cộng đồng lớn hơn, đang tác động vào các chủ trương, chính sách và điều hành của các cơ quan quản lý ở các cấp độ khác nhau nhằm tối đa hóa lợi ích của nhóm mình, bất chấp lợi ích chính đáng của các nhóm khác, bất chấp việc thực hiện lợi ích đó có tác động xấu đến sự phát triển chung của xã hội. Trong xã hội có nhiều dạng, kiểu, hình thức nhóm lợi ích khác nhau, chúng tác động bằng các phương thức kinh tế, chính trị và thông tin, tư tưởng lên việc xây dựng và thực thi các chính sách phát triển kinh tế - xã hội. Ở Việt Nam nhóm lợi ích tiêu cực đang gây ảnh hưởng tiêu cực lên sự phát triển của xã hội. Nếu không ngăn chặn tích cực và hiệu quả, những hệ lụy đó sẽ cộng hưởng lên trong thời gian tới và khủng hoảng xã hội chắc sẽ bắt đầu mạnh lên.
(Chính trị) - V.I.Lênin là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, nhà triết học lỗi lạc, người lãnh đạo phong trào vô sản thế giới, người bảo vệ xuất sắc, phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng trong điều kiện chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa và thời kỳ đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực ở nước Nga Xô viết. Bài viết phân tích công lao của V.I.Lênin trong việc bảo vệ triết học Mác thể hiện ở sự đấu tranh chống lại phái dân túy,chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán,chủ nghĩa cơ hội, chủ nghĩa xét lại.
(Chính trị) - Cuộc nội chiến Trịnh - Nguyễn kéo dài gần nửa thế kỷ (1627 - 1672). Họ Trịnh và họ Nguyễn thỏa thuận “lấy sông Gianh làm giới tuyến. Phía nam sông là Nam Hà, phía bắc sông là Bắc Hà. Từ đấy Nam Bắc nghi binh”(1). Sử cũ gọi đất Bắc Hà là Đàng Ngoài, đất Nam Hà là Đàng Trong trong cùng một quốc gia Đại Việt. Khi đã ổn định, các chúa Nguyễn đã chú ý tới các chính sách đối với các dân tộc thiểu số. Bài viết tập trung tới các chính sách của các chúa Nguyễn trong giai đoạn này: đánh dẹp những cuộc nổi dậy của các dân tộc thiểu số để đẩy nhanh quá trình Nam tiến và củng cố sự vững bền của xứ Đàng Trong; sẵn sàng bảo vệ và tin tưởng sử dụng, trọng dụng những người quy phục cùng nhân tài người dân tộc thiểu số; không có thái độ kỳ thị chủng tộc và để cho các dân tộc thiểu số được sống theo truyền thống văn hóa, phong tục, tập quán của họ.