Vốn xã hội trong phát triển kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số ở miền tây Nghệ An

Tác giả

Nguyễn Thị Hoài Lê
Email: hoaile74@gmail.com
Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Nguyễn Thị Huệ
Viện Nghiên cứu Con người, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Từ khoá:

Vốn xã hội, dân tộc thiểu số, phụ nữ dân tộc thiểu số, phát triển kinh tế, miền tây Nghệ An.

Tóm tắt

Bài viết phân tích vai trò của vốn xã hội như một giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế ở nông thôn thông qua một nghiên cứu điển hình về vốn xã hội trong phát triển kinh tế của phụ nữ dân tộc thiểu số (DTTS) ở miền tây Nghệ An. Kết quả nghiên cứu cho thấy, vốn xã hội của phụ nữ DTTS khá co cụm, chủ yếu dựa vào mối quan hệ cộng đồng khăng khít, mức độ tin tưởng vào quan hệ gia đình, dòng họ rất cao. Có sự khác biệt giữa các nhóm nữ DTTS trong tiếp cận các thông tin liên kết sản xuất, tham gia các khóa đào tạo phát triển kinh tế, nguyên nhân được cho là do các điều kiện kinh tế hoặc điều kiện đi lại, do ít biết tiếng Kinh, tâm ký e ngại… Từ đó, bài viết1 đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao cơ hội tham gia của phụ nữ DTTS trong việc tiếp cận các kiến thức và nguồn lực phục vụ cho phát triển kinh tế.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2022-11-22

Tham khảo

1. Hoàng Thế Anh (2006), “Vai trò tổ chức xã hội trong phát triển kinh tế”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3 (67).

2. Cục Thống kê Nghệ An (2021), Báo cáo chuyên đề giải pháp đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành ở tỉnh Nghệ An đến năm 2025, Nghệ An.

3. Trần Hữu Dũng (2003), “Vốn xã hội và kinh tế”, Tạp chí Thời Đại, số 8.

4. Bùi Thị Bích Lan (2020), “Vốn xã hội trong hoạt động sinh kế
Xem thêm