Vấn đề tội phạm trong pháp luật phong kiến Việt Nam: nguyên nhân và biện pháp đấu tranh phòng chống

Tác giả

Phạm Thị Thu Hiền
Trường Đại học Luật Hà Nội. Email: hienptt.dhl@gmail.com

Từ khoá:

Tội phạm, pháp luật phong kiến, biện pháp, phòng chống.

Tóm tắt

Tội phạm là một trong những vấn đề quan trọng trong pháp luật phong kiến và luôn được các vị vua quan tâm. Do cách thức tổ chức quyền lực nhà nước, nên tội phạm trong pháp luật xưa không chỉ được quy định trong pháp luật hình sự mà còn được thể hiện trong các quy định của pháp luật về hôn nhân gia đình, dân sự… Dựa trên tư tưởng Đức trị và Pháp trị, các vị vua phong kiến đã thể chế hoá các quan điểm vào pháp luật để điều chỉnh các vấn đề liên quan đến tội phạm trong phạm vi gia đình, xã hội, quốc gia. Để có thể phát hiện và xử lý nghiêm minh kịp thời các trường hợp phạm tội, các vương triều phong kiến Việt Nam đã đưa ra các biện pháp phòng, chống. Các biện pháp đó đã phần nào góp phần củng cố bộ máy nhà nước, đảm bảo hiệu quả của các chính sách nhà nước và ổn định đời sống cư dân theo tinh thần “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”.

Phân loại ngành

Luật học

Tải File

Xuất bản

2023-01-02

Tham khảo

1. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, t.1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Trần Trọng Kim (2008), Nho giáo, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội.

3. Nội các triều Nguyễn (1993), Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Nxb Thuận Hoá, Huế.

4. Vũ Thị Nga (2013), Giáo trình Lịch sử Nhà nước và Pháp luật Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội.

5. Nguyễn Hiến Lê (2006), Khổng Tử, Nxb Văn hoá - Thông
Xem thêm