Tư tưởng của John Locke về nhà nước pháp quyền

Tác giả

Đỗ Thị Kim Hoa
Viện Triết học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: hoatuanphuc@gmail.com
Michal Valco
Trường Đại học Comenius Bratislava, Slovakia.

Từ khoá:

John Locke, nhà nước pháp quyền, quyền lực, phân chia quyền lực

Tóm tắt

Trong chiến lược xây dựng và phát triển đất nước, Đảng Cộng sản Việt Nam chủ trương xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, để có được những lý luận cơ bản cho quá trình này, những luận thuyết về xây dựng nhà nước pháp quyền trong lịch sử là một trong những cơ sở dữ liệu quan trọng để chúng ta học tập, trong đó có tư tưởng của John Locke về nhà nước pháp quyền. Do vậy, bài viết1 tập trung vào những luận giải của John Locke về sự ra đời của nhà nước pháp quyền; cũng như những phân tích về những nguyên lý pháp quyền của một chính quyền dân sự. Đây cũng chính là những tư tưởng cốt yếu về nhà nước pháp quyền trong tư tưởng của John Locke. Sự ra đời của nhà nước pháp quyền là một trong những yếu tố cơ bản nhất và quan trọng nhất trong việc bảo vệ quyền của người dân.

Phân loại ngành

Triết học

Tải File

Xuất bản

2022-10-13

Tham khảo

1. Dagobert D. Runes (2009), Lịch sử triết học từ Cổ đại đến cận hiện đại, Nxb Văn hóa - Thông tin,

Tp. Hồ Chí Minh.

2. John Locke (2007), Khảo luận thứ hai về chính quyền - chính quyền dân sự, Lê Tuấn Huy dịch, Nxb Tri thức, Hà Nội.

3. Jean Jacques Rousseau (2013), Khế ước xã hội, Dương Văn Hoá dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội.

4. Montesquieu (1996), Tinh thần pháp luật, Hoàng Thanh Đạm dịch, Nxb
Xem thêm