Tình hình kinh sách Phật giáo Đàng Trong thời chúa Nguyễn (bước đầu khảo cứu hệ thống mộc bản, kinh sách một số khu vực Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII)

Tác giả

Trương Thúy Trinh
Viện Nghiên cứu Tôn giáo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: truongthuytrinh@gmail.com

Từ khoá:

Mộc bản, kinh sách Phật giáo, Đàng Trong, chúa Nguyễn, thế kỷ XVII-XVIII.

Tóm tắt

Kinh sách giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống Phật giáo thời chúa Nguyễn. Đặc biệt, kể từ khi chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra, Phật giáo Đàng Trong bị cắt đứt quan hệ với Phật giáo Đàng Ngoài, tình trạng thiếu kinh sách cùng lực lượng tăng sãi có ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống Phật giáo. Trong những nghiên cứu đi trước, các tác giả đã từng bước làm rõ một số phương diện của đời sống Phật giáo, song chưa có các nghiên cứu trình bày một cách hệ thống về tình hình kinh sách Phật giáo thời kỳ này. Với việc hệ thống hóa đối với hệ thống mộc bản, kinh sách Phật giáo một số khu vực ở Đàng Trong thời chúa Nguyễn (từ các nguồn tài liệu), bài viết nhằm mục đích cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình kinh sách, góp phần làm rõ một số phương diện đời sống Phật giáo ở Đàng Trong thế kỷ XVII-XVIII.

Phân loại ngành

Tôn giáo học

Tải File

Xuất bản

2022-12-06

Tham khảo

1. Dương Văn An (2009), Ô Châu cận lục, Nguyễn Khắc Thuần (dịch, hiệu đính, chú giải), Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Thích Hải Ấn, Hà Xuân Liêm (2001), Lịch sử Phật giáo xứ Huế, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.

3. Nguyễn Khoa Chiêm (2016), Nam triều công nghiệp diễn chí, Ngô Đức Thọ - Nguyễn Thúy Nga (dịch và giới thiệu), Nxb Khoa học xã hội, Tp. Hồ Chí Minh.

4. Lê Quý Đôn (2007)
Xem thêm