Tiền cổ kim loại khu di tích Hoàng thành Thăng Long

Tác giả

Nguyễn Thị Anh Đào
Viện Nghiên cứu Kinh thành, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: anhdaokhbt@gmail.com

Từ khoá:

Tiền cổ kim loại, Hoàng thành Thăng Long, Kinh đô Thăng Long

Tóm tắt

Tiền kim loại là loại hình di vật đặc biệt, có độ tin cậy cao về niên đại và nguồn gốc, bởi trên tiền đúc niên hiệu, quốc hiệu và thậm chí cả năm đúc tiền. Đây là nguồn tư liệu có tầm quan trọng trong việc nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội trong lịch sử. Tại khu di tích khảo cổ học Hoàng thành Thăng Long đã tìm thấy trên 8.600 đồng tiền cổ kim loại. Sau quá trình xử lý bảo quản, nghiên cứu, phân loại, các thống kê chi tiết, bài bản và hệ thống các loại tiền phát hiện được tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long lần đầu tiên được công bố. Bài viết1 cũng bước đầu đưa ra một số nhận xét đánh giá tổng quan về số lượng, mật độ, giá trị các sưu tập tiền nhằm góp phần làm sáng rõ hơn về đời sống kinh tế, xã hội của Kinh đô Thăng Long trong lịch sử.

Phân loại ngành

Khảo cổ học

Tải File

Xuất bản

2022-12-07

Tham khảo

1. Đào Duy Anh (1964), Đất nước Việt Nam qua các đời, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

2. Nguyễn Thị Anh Đào (2019), “Tiền kim loại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, tổng quan về nguồn gốc và niên đại”, Kinh thành cổ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.

3. Nguyễn Thị Anh Đào (2020), “Kết quả bảo quản, nghiên cứu và phân loại sơ bộ hiện vật kim loại

Khu di tích Hoàng thành Thăng Long”, Kinh thàn
Xem thêm