Thu nhập của lao động làm công ăn lương trong một số ngành định hướng xuất khẩu ở Việt Nam

Tác giả

Phạm Minh Thái
Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: phamminhthai80@gmail.com
Vũ Thị Vân Ngọc
Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Nguyễn Thị Vân Hà
Trung tâm Phân tích và Dự báo, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.

Từ khoá:

Thu nhập, định hướng xuất khẩu, làm công ăn lương.

Tóm tắt

Sử dụng bộ số liệu điều tra lao động việc làm của Tổng cục Thống kê, bài viết1 mô tả sự thay đổi thu nhập của lao động làm công ăn lương trong một số ngành định hướng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong giai đoạn 2007-2021. Kết quả cho thấy, thu nhập danh nghĩa của lao động làm công ăn lương trong các ngành chế tạo nói chung và các ngành định hướng xuất khẩu nói riêng tăng liên tục trong cả giai đoạn 2007-2021. Tuy nhiên, thu nhập của nam giới luôn cao hơn của nữ giới và nhóm lao động trình độ cao có thu nhập cao hơn hẳn so với nhóm trình độ thấp hơn. Những lao động làm công ăn lương có trình độ phù hợp với công việc đang làm trong các ngành chế tạo định hướng xuất khẩu có thu nhập cao hơn đáng kể so với những người thiếu trình độ.

Phân loại ngành

Kinh tế học

Tải File

Xuất bản

2022-12-07

Tham khảo

1. Nguyễn Thị Hải Vân (2014) “Xây dựng bộ chỉ tiêu đánh giá thị trường lao động Việt Nam” trong Kỷ yếu đề tài cấp Bộ 2012-2013, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.
2. ILO (2018), “Measurement of qualifications and skills mismatches of persons in employment”,

ICLS/20/2018/Room document 15. 20th International Conference of Labour Statisticians Geneva,
Xem thêm