Luật tục Ê-đê trong quản lý phát triển xã hội buôn làng

Tác giả

Phạm Thị Xuân Nga
Viện Khoa học xã hội vùng Tây Nguyên, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: xuanngapham1982@gmail.com

Từ khoá:

Luật tục, Luật tục Ê-đê, quản lý buôn làng, phát triển xã hội buôn làng.

Tóm tắt

Kho tàng văn hóa dân gian của người Ê-đê hết sức phong phú, đa dạng trong đó có luật tục, sử thi (khan), truyện cổ... Luật tục (tập quán pháp) được tích lũy từ thực tế đời sống, là tri thức của dân tộc về tự quản và quản lý cộng đồng. Luật tục Ê-đê là sản phẩm có giá trị cả về nội dung và hình thức thể hiện và là niềm tự hào của cộng đồng Ê-đê. Bài viết trình bày những giá trị của luật tục của người Ê-đê trong quản lý, phát triển cộng đồng buôn làng. Đáng chú ý là mối quan hệ hai mặt: quan hệ cộng đồng buôn làng với người đầu làng; quan hệ hôn nhân, gia đình và các điều khoản liên quan đến tài sản, thừa kế, các trọng tội làm tổn hại đến lợi ích cộng đồng, vi phạm phong tục tập quán, đạo đức xã hội…

Phân loại ngành

Văn Hóa Học

Tải File

Xuất bản

2022-12-07

Tham khảo

1. Đỗ Văn Dương, Lê Duyên Hà (2015), “Luật tục các dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên trong phát triển bền vững”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 19 (299).
2. Trương Thị Hiền (2017), Luật tục Ê Đê, một nền tư pháp hòa giải: Những giá trị xã hội và sự biến đổi, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Lâm Bá Nam (2010), “Luật tục các dân tộc bản địa ở Tây Nguyên”, Tạp chí Dân tộc, số 118.

4. Phan Đăng Nhật
Xem thêm