Lao động trẻ em và mối liên hệ với các yếu tố nhân khẩu học - xã hội

Tác giả

Trần Quý Long
Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: tranquylong@gmail.com

Từ khoá:

: Trẻ em, lao động trẻ em, trẻ em lao động, phát triển trẻ em, bảo vệ trẻ em.

Tóm tắt

Dựa trên việc phân tích số liệu của các nghiên cứu, khảo sát cấp quốc gia, bài viết cho thấy lao động trẻ em có mối quan hệ với các yếu tố đặc trưng cá nhân và gia đình của trẻ em. Theo đó, trẻ em trai, ở độ tuổi lớn hơn và dân tộc thiểu số có khả năng tham gia lao động trẻ em nhiều hơn. Học vấn bố mẹ và mức sống gia đình là hai yếu tố bảo vệ trẻ em khỏi nguy cơ tham gia vào lực lượng lao động trẻ em. Trẻ em ở khu vực nông thôn và ở những vùng khó khăn về điều kiện kinh tế - xã hội có tỷ lệ tham gia lao động trẻ em cao hơn. Để giảm thiểu và hạn chế nhu cầu lao động trẻ em, Nhà nước cần ban hành và thực thi các chính sách phù hợp, đặc biệt là chính sách về thị trường lao động và chính sách tiếp cận giáo dục.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2022-12-06

Tham khảo

1. ADB và các cơ quan khác (2003), Báo cáo phát triển Việt Nam 2004: Nghèo, Báo cáo chung của các nhà tài trợ, Hà Nội.

2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, ILO (2014), Điều tra quốc gia về lao động trẻ em 2012 - Các kết quả chính, Hà Nội.

3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, UNICEF (2017), Báo cáo Phân tích tình hình Trẻ em Việt Nam 2016, UNICEF Việt Nam, Hà
Xem thêm