Đánh giá của người dân về chính sách, pháp luật đối với vấn đề đạo đức doanh nghiệp hiện nay

Tác giả

Trịnh Thị Phượng
Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Email: trinhthiphuong@ios.org.vn
Nguyễn Thị Minh Ngọc

Từ khoá:

Đạo đức kinh doanh, đạo đức nghề nghiệp, chính sách, pháp luật, người dân.

Tóm tắt

Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng, trong đó các nền kinh tế, các doanh nghiệp trên thế giới vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay gắt. Đặt trong bối cảnh đó, doanh nghiệp Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cũng như những thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn, chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiệu quả, mẫu mã sản phẩm, mà còn bằng uy tín, thương hiệu và đạo đức kinh doanh. Quan niệm chung trên thế giới hiện nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong môi trường toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh là một yếu tố có ý nghĩa quyết định. Bài viết đi sâu phân tích đánh giá của người dân đối với chính sách, pháp luật về đạo đức doanh nghiệp hiện nay.

Phân loại ngành

Xã hội học

Tải File

Xuất bản

2022-12-06

Tham khảo

1. Nguyễn Thị Ngọc Anh (2010), “Vấn đề văn hóa kinh doanh ở nước ta hiện nay”, Luận án Tiến sĩ.

2. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (2014), Thông tư số 08/2014/TT-BVHTTDL - Quy định chi tiết tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận “cơ quan đạt chuẩn văn hóa”, “đơn vị đạt chuẩn văn hóa”, “doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa”.

3. Bộ Văn hóa, Thể Thao và Du lịch (2021), Bộ tiêu
Xem thêm