Bàn về mối quan hệ giữa biến động chính trị và cuộc cải cách kinh tế tân tự do ở Ai Cập

Tác giả

Nguyễn Hùng Vương
Trường Đại học Ngoại Ngữ, Đại học Đà Nẵng
Email: philosophy.hv.ud@gmail.com

Từ khoá:

Ai Cập, chủ nghĩa tân tự do, chế độ độc tài, biến động chính trị.

Tóm tắt

Ai Cập từng chứng kiến cuộc biến động chính trị - xã hội với hàng trăm cuộc biểu tình phản đối cùng các hành vi bất tuân dân sự chống lại nền chính trị cánh tả, được nhìn nhận như là phiên bản 2.0 của “Mùa xuân Ả rập” nhằm lật đổ chính quyền của Tổng thống Hosni Mubarak. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự kiện này là sự bất tương thích giữa quyền lực chính trị với trình độ phát triển của kinh tế. Những cải cách của chủ nghĩa tân tự do trong việc tổ chức lại cấu trúc xã hội đã dẫn đến một loạt những tác động xã hội tiêu cực và làm cho chế độ độc tài mất đi tính hợp pháp, điều kiện để các nhóm đối lập như phong trào Hồi giáo nhận được nhiều hơn sự ủng hộ. Trong những năm gần đây, mặc dù tình hình chính trị của Ai Cập đã dần ổn định, nhưng mâu thuẫn giữa trình độ cao về chính trị với trình độ phát triển kinh tế thấp càng gia tăng, đẩy Ai Cập trước nguy cơ rơi vào vòng xoáy bất ổn.

Phân loại ngành

Chính trị học

Tải File

Xuất bản

2022-10-14

Tham khảo

1. Mạnh, Hà Binh (2014), “Chủ nghĩa tân tự do - con đường dẫn đến thảm họa”, Tạp chí Nghiên cứu triết học của chủ nghĩa Mác, Trung Quốc, số 11.

2. Vĩ, Vương Bân (2007), “Chính sách mở của kinh tế của Anwar Al-Sadad”, Tạp chí Khoa học và công nghệ (Đại học giao thông Trùng Khánh), Trung Quốc, số 04.

3. Al-Awadi, H (2004), “In Pursuit ofLegitimacy: The Muslim Brothers and Mubarak, 1982-2000”, New
Xem thêm