Văn hoá gia đình Việt Nam thời phong kiến và những giá trị kế thừa trong bối cảnh xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

Tác giả

Trường Đại học Luật Hà Nội. Email: hienptt.dhl@gmail.com

Từ khoá:

Từ khóa: Văn hoá, gia đình, giá trị, phong kiến.

Tóm tắt

Gia đình không chỉ là môi trường quan trọng để hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, mà còn là nơi lưu giữ và phát huy đạo đức, văn hoá truyền thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội. Thời phong kiến, trong gia đình, lễ nghi Nho giáo và đạo đức nền tảng của người Việt khẳng định lòng hiếu thuận với cha mẹ chính là cơ sở để xây dựng lòng trung thành với đất nước; biết kính trọng, nghe lời và nhường nhịn anh em là cơ sở hình thành cách ứng xử với người trên; tấm lòng yêu thương của cha mẹ đối với con sẽ là chỗ dựa vững chắc cho con cái. Trước thực trạng văn hoá gia đình hiện nay, trong xu hướng hội nhập quốc tế, thời đại công nghiệp 4.0, việc lưu giữ, phát huy giá trị truyền thống nói chung và gia đình nói riêng đặt nền tảng cho sự tiến bộ xã hội, góp phần hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Phân loại ngành

Luật học

Tải File

Xuất bản

2023-12-20

Tham khảo

Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Kon Tum. (16/6/2020). Những biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay và một số khuyến nghị chính sách. Trang Thông tin điện tử Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Kon Tum. http://tuyengiaokontum.org.vn

Bộ Tư pháp - Viện Khoa học Pháp lý. (2008). Quốc triều hình luật: những giá trị lịch sử và đương đại góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền ở Việt Nam. Nxb. Tư pháp.

Chính phủ.
Xem thêm