Tục thờ cúng thần linh gốc Chăm của cư dân biển Bắc Trung Bộ (tiếp cận từ góc nhìn địa văn hóa - lịch sử)

Tác giả

Đinh Đức Tiến*, Đỗ Thanh Thảo**
* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. Email: tiendinhduc@ussh.edu.vn
** Trường Trung học phổ thông Nguyễn Gia Thiều.

Từ khoá:

Biển, Bắc Trung Bộ, nữ thần biển, Champa.

Tóm tắt

Bài viết tập trung làm rõ hệ thống thần linh của cư dân biển Bắc Trung Bộ nói chung và thần linh là nữ thần (có nguồn gốc Champa) nói riêng. Trong quá trình khai phá, sinh sống thích nghi với môi trường biển đảo, cư dân Bắc Trung Bộ đã chịu sự tác động của môi trường tự nhiên, những thay đổi của lịch sử, văn hóa, kinh tế, xã hội… mà tạo thành truyền thống sinh hoạt. Trong những truyền thống đó, các giá trị về tín ngưỡng tâm linh cũng dần hình thành, phát triển và chịu sự tác động qua lại giữa các nhóm cư dân trên không gian của một hệ sinh thái đặc trưng - hệ sinh thái/môi trường biển. Các vị thần linh xuất hiện trong đời sống tín ngưỡng cư dân biển rất đa dạng, mỗi nhóm thần linh đều đóng vai trò và chức năng riêng biệt. Trong đó, nhóm thần linh là nữ thần cũng đóng vai trò quan trọng đối với cư dân biển nói chung và cư dân biển Bắc Trung Bộ nói riêng.

Phân loại ngành

Sử học

Tải File

Xuất bản

2023-07-12

Tham khảo

Dương Văn An. (2008). Ô châu cận lục. Nxb. Giáo dục.

Đinh Đức Tiến. (2015). Quan hệ Đại Việt - Champa thế kỷ X-XV ở châu thổ Bắc Bộ [Luận án Tiến sĩ sử học, Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam), Hà Nội].

Đinh Đức Tiến. (2017). Ông Hoàng Mười: từ nhiên thần đến nhân vật lịch sử dưới góc nhìn địa văn hóa.

Văn hóa dân gian. Số 4.

H. L. Breton. (2005). An Tĩnh cổ lục.
Xem thêm