Thương cảng quốc tế Vân Đồn: tiềm năng, vị thế và các quan hệ vùng, liên vùng
Từ khoá:
Thương cảng, Vân Đồn, Đại Việt, biển đảo Đông Bắc.Tóm tắt
Vân Đồn là một trong những thương cảng hình thành, phát triển sớm của Việt Nam. Kế thừa những hoạt động kinh tế, giao lưu truyền thống của “biển Giao Châu”, từ thế kỷ X, vùng biển đảo Đông Bắc đã dần nổi lên thành một trung tâm kinh tế, đầu mối giao lưu khu vực, quốc tế trọng yếu của Đại Việt. Trong lịch sử, các triều đại quân chủ, từ triều Lý, Trần, đến Lê sơ, Mạc, Lê Trung Hưng... chính quyền Thăng Long luôn có ý thức mạnh mẽ về tiềm năng, vị thế của vùng biển đảo Đông Bắc với sự nghiệp chấn hưng đất nước. Trên cơ sở khảo cứu các nguồn tư liệu trong nước, quốc tế..., bài viết góp phần làm rõ tại sao và trong bối cảnh nào, Vân Đồn lại có thể trường tồn, phát triển trong suốt 7 thế kỷ và trở thành trung tâm kinh tế đối ngoại quan trọng hàng đầu của quốc gia Đại Việt.
Phân loại ngành
Sử học
Tải File
Xuất bản
Tham khảo
Denys Lombard. (1998). Another Mediterrannean in Southeast Asia. The Asia-Pacific Journal Focus.
Vol.5. March 01. 2007.
Dương Văn Huy (2010). Quan hệ giao thương giữa vùng Đông Bắc Việt Nam với các cảng miền Nam Trung Hoa thế kỷ X-XIV. Trong Di tích lịch sử - văn hóa thương cảng Vân Đồn. Nxb. Khoa học xã hội.
Hà Hữu Nga, Nguyễn