“Rites de Passage” trong trải nghiệm xuyên quốc gia của du học sinh Việt Nam

Tác giả

Mai Nhật Minh, Lương Nguyễn Ngọc Mai, Cao Thị Huế , Đỗ Phạm Quỳnh Anh, Nguyễn Vũ Hoàng Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Email: hoang.nguyen@vnu.edu.vn

Từ khoá:

Du học sinh, nghi thức chuyển tiếp, xuyên quốc gia.

Tóm tắt

Trải nghiệm ở nước ngoài của các du học sinh vẫn là một ẩn số cho các bậc phụ huynh, bạn bè và các ngành khoa học xã hội. Tuy gần đây có một số nghiên cứu về sự trở về của du học sinh, nhưng các nghiên cứu mới dừng lại ở góc độ tiếp cận hậu du học, chứ chưa có sự thấu hiểu về đời sống và những khó khăn của họ khi ở nước ngoài. Bài viết1 sử dụng tiếp cận Nhân học văn hoá trong việc nghiên cứu quá trình du học sinh gia nhập vào không gian sống và học tập ở nước ngoài. Thông qua lý thuyết “rite de passage” (nghi thức chuyển tiếp), bài viết1 mô tả diễn tiến theo từng giai đoạn của các sinh viên trong khi du học, coi việc đặt chân lên nước bạn như thời khắc bắt đầu sự chuyển tiếp hướng đến sự trưởng thành của một con người cho đến khi về nước, đồng thời chỉ ra những tác động của cuộc sống, học tập ở nước ngoài đã giúp các du học sinh điều chỉnh những dự định cho sự nghiệp tương lai.

Phân loại ngành

Nhân học

Tải File

Xuất bản

2023-07-06

Tham khảo

Ban chấp hành Trung ương Đảng. (1996). Nghị quyết số 02-NQ/HNTW, Hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về định hướng chiến lược phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nhiệm vụ đến năm 2000, ban hành ngày 24 tháng 12 năm 1996. Hà Nội.

Binaisa, Naluwembe. (2013). Ugandans in Britain making ‘new’ homes: Transnationalism, place
Xem thêm