Quan hệ nhóm tộc người - tôn giáo của người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận với quốc gia trong phát triển hiện nay

Tác giả

Trần Minh Hằng*, Lý Hành Sơn**
* Viện Dân tộc học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: hangtranminh@yahoo.com
** Hội Dân tộc học và Nhân học Việt Nam.

Từ khoá:

Người Chăm, nhóm tộc người - tôn giáo, quan hệ trong phát triển, quốc gia - dân tộc, Ninh Thuận.

Tóm tắt

Đến nay đã có nhiều ấn phẩm về tộc người Chăm và văn hóa Chăm, song vẫn còn ít nghiên cứu về quan hệ nhóm tộc người - tôn giáo của người Chăm với quốc gia Việt Nam trong phát triển. Từ tư liệu thực địa của đề tài và một số tài liệu hiện có, bài viết1 tập trung làm rõ thực trạng quan hệ các nhóm tôn giáo người Chăm ở đồng bằng ven biển tỉnh Ninh Thuận với quốc gia Việt Nam trong phát triển kinh tế - xã hội, hoạt động tôn giáo, bảo tồn văn hóa tộc người. Từ hiệu quả thực hiện các chính sách của Đảng và Nhà nước như chính sách phát triển đất nước, chính sách dân tộc và những chính sách đặc thù cho tộc người Chăm, các nhóm tôn giáo người Chăm nơi đây đã có bước phát triển mới trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, xóa đói giảm nghèo, giáo dục và đào tạo, sinh hoạt tôn giáo, duy trì nền văn hóa truyền thống Chăm.

Phân loại ngành

Dân tộc học

Tải File

Xuất bản

2023-11-30

Tham khảo

Cổng Thông tin điện tử tỉnh Ninh Thuận. (2023). Điều kiện tự nhiên và xã hội. https://ninhthuan.gov.vn/portal/pages/Dieu-kien-tu-nhien-va-xa-hoi-.aspx

Lê Xuân Lợi. (1995). Chức sắc tôn giáo - tín ngưỡng Chăm. Phan Rang tháng 12/1995 (Tài liệu viết tay

100 trang, lưu trữ tại Trung tâm Nghiên cứu Văn hóa Chăm thuộc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Ninh Thuận).

Lý Hành Sơn. (2020). Hoạt động
Xem thêm