Phát triển bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: thực trạng, vấn đề và giải pháp

Tác giả

Bùi Minh Đạo
Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam
Email: buidaodth@gmail.com

Từ khoá:

Tây Nguyên, môi trường, kinh tế - xã hội, dân tộc thiểu số, phát triển bền vững

Tóm tắt

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược nhiều mặt của cả nước, nơi cư trú lâu đời của các dân tộc thiểu số, do đó cần được đầu tư, phát triển. Từ sau 1975, Đảng và Nhà nước đã triển khai nhiều chủ trương, chính sách phát triển kinh tế - xã hội cho các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Thành tựu đạt được là to lớn, góp phần thay đổi cơ bản đời sống của người dân. Tuy nhiên, đến nay, vùng dân tộc thiểu số Tây Nguyên vẫn đang ở trong tình trạng kinh tế - xã hội kém phát triển do phải đối mặt với những khó khăn, thách thức đặc thù. Trên cơ sở điểm qua thực trạng phát triển, bài viết nhận diện một số vấn đề đặt ra và đề xuất một số kiến giải góp phần hoàn thiện chính sách phát triển vùng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời gian tới.

Phân loại ngành

Nhân học

Tải File

Xuất bản

2022-07-19

Tham khảo

1. Ban Dân tộc tỉnh Đắk Lắk (2010), Báo cáo kết quả thực hiện chính sách dân tộc tỉnh Đắk Lắk đến năm 2010.
2. Bùi Minh Đạo (2020), Góp phần nghiên cứu phát triển bền vững các dân tộc thiểu số tại chỗ vùng Trường Sơn Tây Nguyên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
3. Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch 5 tỉnh Tây Nguyên (2018), Báo cáo kết quả hoạt động Văn hóa Thể thao Du lịch năm 2018.
4. Tổng cục Thống
Xem thêm