Nguyễn Tư Giản: danh thần triều Nguyễn nửa sau thế kỷ XIX
Từ khoá:
Triều Nguyễn, Nguyễn Tư Giản, tư tưởng cải cách, thế kỷ XIXTóm tắt
Nguyễn Tư Giản xuất thân dòng dõi khoa bảng đất Đông Ngàn, Kinh Bắc (nay thuộc thôn Du Lâm, xã Mai Lâm, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội). Viễn tổ của Nguyễn Tư Giản là Hoàng giáp, Thái tể Nguyễn Thực (đỗ khoa Ất Mùi - 1595; từng giữ chức Tham tụng, tước Lan quận công triều Lê Trung hưng). Ông là một nhà nho, một quan lại có tư tưởng canh tân, có tinh thần kháng Pháp quyết liệt. Đối với các địa phương Bắc Kỳ, Nguyễn Tư Giản là một trong những người có nhiều năm trông coi công cuộc trị thủy sông Hồng… Những việc làm của ông đều xuất phát từ mong muốn ổn định sự phát triển của sản xuất, đảm bảo an sinh, an toàn cho người dân địa phương trước sự tàn phá do lũ lụt sông Hồng và hệ thống dòng chảy ở châu thổ Bắc Bộ diễn ra hàng năm. Nhân dịp kỷ niệm 200 năm ngày sinh Hoàng giáp Nguyễn Tư Giản (1823-2023), bài viết lược sử về thân thế, sự nghiệp của ông - danh thần triều Nguyễn nửa sau thế kỷ XIX.
Phân loại ngành
Sử học
Tải File
Xuất bản
Tham khảo
Nxb. Khoa học xã hội.
Nội các triều Nguyễn. (1993). Khâm định Đại Nam Hội điển sự lệ. t.6. Nxb. Thuận Hóa.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2004). Đại Nam thực lục. t.2, 6, 7, 8, 9. Nxb. Giáo