Kinh tế học Phật giáo: từ lý thuyết đến thực tiễn ở Việt Nam

Tác giả

Phạm Thanh Hằng
Viện Tôn giáo và Tín ngưỡng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. Email: thanhhanghh2015@gmail.com

Từ khoá:

Kinh tế học Phật giáo, lý thuyết, thực tiễn, Việt Nam

Tóm tắt

Kinh tế học Phật giáo (Buddhist Economics) là một lĩnh vực nghiên cứu còn khá non trẻ, mới chỉ xuất hiện trong lịch sử khoảng hơn nửa thế kỷ. Một số người cho rằng, kinh tế học Phật giáo chỉ liên quan đến một hệ tư tưởng tôn giáo khác xa với xã hội hiện đại hoặc nó chỉ hữu ích ở một vài quốc gia có niềm tin Phật giáo mạnh mẽ. Trên thực tế, ngành khoa học non trẻ này không cô lập và cắt đứt mối liên hệ của nó với các ngành, lĩnh vực rộng lớn khác trong tổng thể các hoạt động của con người như cách tiếp cận thông thường của kinh tế học mà nó hướng tới giải quyết hài hòa các vấn đề cá nhân, xã hội và môi trường trong mục tiêu chung là cộng sinh lẫn nhau. Bài viết khảo cứu cơ sở lý thuyết của kinh tế học Phật giáo và thực tiễn phát triển kinh tế Phật giáo ở Việt Nam.

Phân loại ngành

Triết học

Tải File

Xuất bản

2023-06-30

Tham khảo

1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, t.1, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội.

2. Mãn Nghĩa (2005), Phật giáo nhân gian theo mô hình Tinh Vân, Công ty xuất bản hữu hạn văn hóa Hương Hải, Đài Loan.

3. Mã Đức Lân (1987), Tôn giáo, một hiện tượng văn hóa, Nxb Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc.

4. WangTi (1999), Tiểu sử của Thích Ca Mâu
Xem thêm