Khảo cổ học tiền sử Lạng Sơn: Những giá trị nổi bật

Tác giả

* Viện Khảo cổ học, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. Email: trinhnangchung@gmail.com

Từ khoá:

Lạng Sơn, di tích hóa thạch người, văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha.

Tóm tắt

Dựa vào những tư liệu khảo cổ học thời tiền sử, bài viết trình bày về ba loại di sản văn hóa có giá trị nổi bật ở tỉnh Lạng Sơn. Đó là những di tích chứa hóa thạch con người cổ xưa, văn hóa Bắc Sơn và văn hóa Mai Pha. Những di sản văn hóa này đều có giá trị rất to lớn, có ý nghĩa khoa học mang tầm quốc tế, như di tích người vượn Homo erectus ở Thẩm Khuyên, Thẩm Hai, hay di tích người Homo sapiens ở Kéo Lèng. Những di tích đó minh chứng cho Việt Nam là một khu vực tiến hóa của loài người. Nhiều di tích khảo cổ học khác có giá trị mang tầm quốc gia, hay khu vực Đông Nam Á, như: văn hóa Bắc Sơn, văn hóa Mai Pha là những minh chứng cho quá trình hình thành và phát triển cuộc Cách mạng Đá mới đã diễn trên đất nước ta. Chính các di sản văn hóa này đã góp phần làm sáng tỏ sự hình thành, phát triển văn hóa đậm đà bản sắc của Lạng Sơn nói riêng và Việt Nam nói chung.

Phân loại ngành

Khảo cổ học

Tải File

Xuất bản

2023-12-01

Tham khảo

Bảo tàng Lịch sử Việt Nam. (1969). Những hiện vật tàng trữ tại Viện Bảo tàng lịch sử Việt Nam về văn hóa Bắc Sơn, Hà Nội.

Ciochon, R.L, Vu The Long et all. (1996). Dated co-occurrence of Homo erectus and Gigantopithecus from Tham Khuyen Cave, Vietnam. Proc.Natl.Acad. Sci. USA, 93.

Hà Hữu Nga. (2001). Văn hóa Bắc Sơn. Nxb. Khoa học xã hội.

Hà Văn Tấn. (1966). Lại bàn về xương sọ người
Xem thêm